MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Người dân có xu hướng "chơi Tết" thay cho việc mua sắm, tích trữ hàng hóa gây lãng phí trong dịp Tết Nguyên Đán. Ảnh: Kh.V

“Tung” nhiều hàng tết, người dân vẫn thờ ơ

Kh.V LDO | 16/01/2018 19:32
Chỉ còn gần 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên Đán 2018, nhưng người dân vẫn rất thờ ơ với việc mua sắm tết, dù các siêu thị, trung tâm thương mại đã chuẩn bị lượng hàng tăng 5-10% so với cùng kỳ để phục vụ người tiêu dùng.

Phục vụ Tết Nguyên Đán 2018, ngành công thương Hà Nội dự kiến lượng hàng hóa dự trữ trên 521.900 tấn tương đương 26.000 tỉ đồng, tăng 10% so với Tết Nguyên Đán năm trước. 

Sở Công Thương TPHCM cũng chuẩn bị lượng hàng hóa cho hai tháng Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 với giá trị nguồn hàng đạt hơn 17.812 tỉ đồng. Trong đó, nhiều nhóm hàng chuẩn bị sản lượng lớn, chi phối từ 32% – 55% nhu cầu thị trường như: Thịt gia cầm, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến, thịt gia súc, dầu ăn, gạo...

Bà Nguyễn Thị Thu Hiền – Giám đốc Điều hành TCty Thương mại Hà Nội (Hapro), cho biết: Hapro tăng lượng dự trữ hàng hóa tết lên 5%, tập trung khai thác hàng hóa từ 3 nguồn chính, trong đó chú trọng đối với các sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ Việt Nam chất lượng cao, có uy tín do các DN thuộc hệ thống Hapro sản xuất. Tổng lượng hàng hóa dự kiến cung ứng cho Tết Nguyên đán tăng 5% so với năm trước.

Hệ thống siêu thị Co.opmart dự kiến trong thời gian Tết Mậu Tuất sẽ tổ chức khoảng 200 chuyến bán hàng lưu động đến vùng sâu, vùng xa và phục vụ nhu cầu mùa sắm tết của đông đảo công nhân tại các KCN - khu chế xuất tại TPHCM và các địa phương có Co.opmart trú đóng.

Ông Nguyễn Thái Dũng – Phó Tổng Giám đốc Big C Thăng Long nhận định: Thói quen ăn tết của người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt là người tiêu dùng các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM đã thay đổi rất nhiều, nên cơ cấu mua sắm hàng hóa cũng có sự thay đổi. Nếu như các năm trước, người tiêu dùng tập trung và thịt cá, giò, chả, bánh kẹo… thì xu hướng chuyển sang mua sắm các mặt hàng cao cấp nhiều hơn.

Ông Nguyễn Thái Dũng cho rằng, tính về trị giá, sức mua của người tiêu dùng trong Tết Nguyên Đán 2018 không giảm, ngược lại, có phần tăng khoảng 20% do năm 2017 là năm kinh tế Việt Nam được khởi sắc, đời sống và thu nhập của người dân được cải thiện, do đó, người dân có nhu cầu mua sắm những mặt hàng cao cấp có giá trị cao hơn. 

* Thủ tướng đã ban hành Chỉ thị 48/CT-TTg tăng cường quản lý, điều hành nhằm bình ổn giá cả thị trường, bảo đảm trật tự an toàn xã hội dịp Tết Nguyên đán. Hiện đã có khoảng 45/63 tỉnh, thành phố đã có kế hoạch chuẩn bị hàng hóa, trong đó 17 địa phương đang thực hiện chương trình bình ổn các mặt hàng như lương thực, thực phẩm, đường, bánh kẹo…

* Theo Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), thị trường hàng hóa phục vụ nhân dân trong dịp Tết Nguyên Đán Mậu Tuất 2018 dự báo sẽ đáp ứng đủ nhu cầu cho người dân, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu đều được chuẩn bị và dữ trữ đầy đủ. Do đó, giá cả sẽ không có biến động lớn.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn