MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Tỷ giá USD/JPY tiếp tục đạt kỷ lục mới. Ảnh minh họa: Xinhua

Tỷ giá đồng Yên có diễn biến sốc mới

Quý An LDO | 27/04/2024 16:04

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay (27.4): Giá USD đã tăng lên mức cao mới trong hơn 34 năm so với đồng Yên.

Tỷ giá 1 USD hôm nay bằng bao nhiêu VND?

Tỷ giá USD Ngân hàng Nhà nước ở mức 24.246 đồng.

Tỷ giá USD Vietcombank hiện ở mức 25.088 đồng - 25.458 đồng (mua vào - bán ra).

Tỷ giá Euro hiện ở mức 26.475 đồng - 27.949 đồng (mua vào - bán ra).

Tỷ giá Yên Nhật hiện ở mức 156.74 đồng - 166.02 đồng (mua vào - bán ra).

Tỷ giá Bảng Anh hiện ở mức 30.873 đồng - 32.211 đồng (mua vào - bán ra).

Tỷ giá Nhân dân tệ hôm nay ở mức 3.423 đồng - 3.572 đồng (mua vào - bán ra).

Giá USD hôm nay

Chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF), ghi nhận ở mức 105,93 điểm.

Tỷ giá USD hôm nay. Ảnh: CNBC

Giá USD lên cao được hỗ trợ một phần bởi dữ liệu lạm phát nóng của Mỹ, phù hợp với dự báo và tiếp tục kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang có thể sẽ trì hoãn việc cắt giảm lãi suất trong năm nay.

Mức đỉnh mới của cặp tỷ giá USD/JPY xuất hiện sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản giữ lãi suất ổn định vào cuối cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày. BOJ cũng gợi ý sẽ tăng lãi suất trong tương lai. Với đồng yên ở mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ, thị trường ngoại hối tiếp tục kỳ vọng Nhật Bản sẽ can thiệp.

Tỷ giá 157,795 Yên đổi 1 USD là mức cao nhất kể từ tháng 6 năm 1990. Trong phiên vừa qua, cặp tỷ giá này đã lên mức 154,97 Yên đổi 1 USD rồi hiện ở mức 157,71 USD/JPY - ghi nhận tăng 1,3%.

Đồng USD đang trên đà ghi nhận tăng 2% hàng tuần so với đồng Yên - mức tăng lớn nhất kể từ giữa tháng 1.

Tại Mỹ, trọng tâm vẫn là tình hình lạm phát. Chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) đã tăng 0,3% trong tháng 3, phù hợp với dự báo trước đó. Trong 12 tháng tính đến tháng 3, lạm phát PCE đã tăng 2,7% - cao hơn so với kỳ vọng 2,6%.

Chỉ số PCE là một trong những thước đo lạm phát được FED theo dõi cho mục tiêu kéo lạm phát về 2%. Chỉ số lạm phát hàng tháng ở mức 0,2% theo thời gian là điều kiện cần để đưa lạm phát trở lại mục tiêu.

Douglas Porter, chuyên gia kinh tế trưởng của FED, viết: “Mặc dù kết quả mới đây không quá hấp dẫn như những con số, nhưng thực tế rõ ràng là xu hướng ngắn hạn trên thước đo lạm phát đã liên tục leo cao kể từ đầu năm 2024”.

Ông Porter nói thêm, mức tăng hàng tháng 0,32% sẽ tương đương với mức tăng hàng tháng nhanh nhất trong thập kỷ trước đại dịch. Điều này có thể tạo ra dấu hiệu giả, khiến FED dễ nhầm tưởng lạm phát đang dịu bớt.

Theo công cụ CME FedWatch, co 58% khả năng FED sẽ cắt giảm lãi suất tại cuộc họp tháng 9. Tỉ lệ này giảm từ mức 68% một tuần trước. Việc nới lỏng của FED trong tháng 12 có 80% sẽ xảy ra.

Chỉ số đồng đôla tăng 0,3% ở mức 105,93.

Tỷ giá đồng Euro giảm 0,2% xuống 1,0705 USD/EUR. Trong tuần, đồng tiền chung đã tăng 0,4%, đạt mức tăng hàng tuần lớn nhất kể từ đầu tháng 3.
So với đồng Yên, đồng Euro đạt mức cao nhất mới trong 16 năm là 168,85 Yên đổi 1 Euro. Tỷ giá giao dịch lần cuối ở mức 168,845 EUR/JPY, tăng 1,1%.

Trên cơ sở hàng tuần, đồng tiền chung châu Âu đã tăng 2,5% so với đồng Yên, sắp đạt mức tăng tốt nhất kể từ giữa tháng 6 năm 2023. Đồng Bảng Anh cũng tăng 1,1% so với đồng Yên - mức tăng lớn nhất từ đầu tháng 3.

Tại Nhật Bản, BOJ đã giữ nguyên mục tiêu lãi suất ngắn hạn ở mức 0-0,1% vào thứ Sáu và thực hiện những điều chỉnh tăng nhẹ trong dự báo lạm phát. Thống đốc Kazuo Ueda phát biểu, chính sách tiền tệ không trực tiếp nhắm tới tỷ giá, nhưng biến động tỷ giá hối đoái có thể có tác động đáng kể đến nền kinh tế và giá cả.

Ông Ueda nói: “Nếu động thái của đồng Yên có ảnh hưởng đến nền kinh tế và giá cả, thì đó có thể là lý do để điều chỉnh chính sách”.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn