MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Tỷ giá USD thiết lập đà lên đỉnh, tiền tệ châu Á ảm đạm

Quý An LDO | 27/08/2023 08:50

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay (27.8): Giá USD trong tuần này đã thiết lập chuỗi tăng liên tiếp.

Tỷ giá 1 USD hôm nay bằng bao nhiêu VND?

Tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước niêm yết ở mức 23.942 VND/USD.

Tỷ giá USD chợ đen hôm nay ở mức 23.780 - 24.150 đồng (mua - bán).

Tỷ giá USD Vietcombank hôm nay niêm yết ở mức: 23.780 đồng - 24.150 đồng (mua vào - bán ra).

Tỷ giá Euro Vietcombank hiện ở mức 25.191 đồng - 26.601 đồng (mua vào - bán ra).

Tỷ giá Yên Nhật hiện ở mức 159,68 đồng - 169,04 đồng (mua vào - bán ra).

Tỷ giá Bảng Anh hiện ở mức 29.362 đồng - 30.613 đồng (mua vào - bán ra).

Tỷ giá Nhân dân tệ hôm nay ở mức 3.223 đồng - 3.360 đồng (mua vào - bán ra).

Giá USD hôm nay

Chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) ghi nhận trong hôm nay ở mức 104,150 điểm.

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD, tỷ giá hối đoái, tỷ giá đồng đô la, Euro, Bảng Anh, Nhân dân tệ, Yên Nhật, đô la Úc. Ảnh: CNBC

Tuần qua, tâm điểm của thị trường tỷ giá đã dồn vào của họp tại Jackson Hole (bang Wyoming, Hoa Kỳ) mà FED tổ chức. Giới đầu tư đã mong đợi bài phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell để phân tích thêm dấu hiệu cho hướng đi của lãi suất trong thời gian tới.

Ông Powell cho biết, FED sẽ đưa ra chính sách một cách cẩn trọng, lãi suất cao sẽ tiếp tục được duy trì trong một thời gian. Mọi quyết định sắp tới của Cục Dự trữ Liên bang sẽ phụ thuộc vào dữ liệu được công bố.

Bài phát biểu của người đứng đầu FED là tin tốt cho những người đang nắm giữ đồng USD khi các đồng tiền khác đã có một tuần không nhiều tích cực, đặc biệt ở thị trường châu Á. Đồng bạc xanh đã tăng 5% trong sáu tuần qua.

Những dữ liệu chưa khả quan từ nền kinh tế Nhật Bản đã tác động đến tỷ giá với đồng USD, làm cặp JPY/USD phá vỡ mức 146 điểm. Đồng Yên đã suy yếu trong bối cảnh thị trường chờ một động thái can thiệp từ Ngân hàng Trung ương Nhật Bản. Dù vậy, đồng tiền Nhật Bản đang được đánh giá có dấu hiệu đảo chiều.

Ở Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng đang phải giải bài toán kinh tế của riêng mình, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã buộc phải cắt giảm lãi suất và nới lỏng chính sách tiền tệ. Khoảng cách lợi suất giữa Mỹ và Trung Quốc hiện lớn nhất kể từ năm 2007 khi so sánh lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm. Khoảng cách này được đánh giá khó có thể thu hẹp nhiều trong những tuần tới.

Tại khối EU, chỉ số quản lý mua hàng (PMI) của khu vực đồng Euro đã giảm xuống 47,0 trong tháng 8 từ mức 48,6 trong tháng 7. Theo Dow Jones, điều này không đạt kỳ vọng của các nhà kinh tế về con số 48,8.

Dữ liệu kinh tế gần đây đang là chủ đề nóng trong cuộc thảo luận xung quanh việc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể làm gì trong cuộc họp vào tháng tới. Sau cuộc họp tháng 7, Chủ tịch Christine Lagarde cho biết, ECB có thể tăng hoặc tạm dừng tăng lãi suất. Cuối cùng, quyết định sẽ phụ thuộc vào dữ liệu mới.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn