MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Đồng USD từ lâu đã là loại tiền tệ thống trị thế giới. Ảnh: Trà My

USD đang lung lay vị thế trong thương mại toàn cầu

Quý An LDO | 24/07/2023 15:08

USD là đồng tiền dự trữ của thế giới kể từ Thế chiến II. Hiện tại, đồng bạc xanh dường như đang lung lay vị thế.

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), gần 60% lượng tài sản dự trữ toàn cầu được định giá bằng USD. Đồng USD cũng là loại tiền tệ được sử dụng rộng rãi nhất cho thương mại.

Trong khi các rủi ro địa chính trị đang buộc các quốc gia tìm kiếm các tiền tệ khác để thay thế, thì từ lâu đã có những lo ngại về sự thống trị quá mạnh của đồng USD trong thương mại và tài chính toàn cầu.

Hiện tại, có 3 lý do được đưa ra khi các nước tìm kiếm một loại tiền tệ khác.

Thứ nhất, chính sách tiền tệ của Mỹ ảnh hưởng quá nhiều đến phần còn lại của thế giới.

Nước Mỹ là nhà phát hành đồng tiền dự trữ của thế giới. USD cũng là đồng tiền thống trị trong các hệ thống thương mại và thanh toán quốc tế. Do đó, theo nhận định của Trung tâm nghiên cứu Wilson, USD thường được định giá quá cao.

Vấn đề này từng được cố Tổng thống Pháp Valéry Giscard d'Estaing gọi là “đặc quyền cắt cổ”. Mỹ có thể sẽ không rơi vào khủng hoảng nếu giá trị của đồng USD giảm, vì nước này có thể phát hành thêm tiền.

Điều này cũng có nghĩa là các quốc gia trên thế giới phải theo sát các chính sách kinh tế và tiền tệ của Mỹ để tránh tác động lan tỏa đến nền kinh tế của mình. Một số quốc gia, bao gồm cả Ấn Độ, cho biết đã “phát ốm và mệt mỏi” khi bị các chính sách tiền tệ của Mỹ khống chế.

Một nhóm chuyên gia tại Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ hiện đang thúc đẩy việc sử dụng đồng Rupee để giao dịch. Đây là một lập trường phù hợp với tầm nhìn của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.

Thứ hai, đồng USD đang trở nên quá đắt đỏ đối với các quốc gia mới nổi, cụ thể là với hàng nhập khẩu.

Ở Argentina, áp lực chính trị và sự sụt giảm trong xuất khẩu đã góp phần làm giảm dự trữ USD, gây áp lực lên đồng Peso và thúc đẩy lạm phát. Argentina bắt đầu phải thanh toán hàng nhập khẩu của Trung Quốc bằng đồng Nhân dân tệ thay vì USD.

Các chuyên gia kinh tế tại công ty dịch vụ tài chính quốc tế Allianz cho biết: “Giá USD mạnh lên sẽ làm suy yếu vai trò là đồng tiền dự trữ. Nếu việc tiếp cận USD trở nên khó khăn hơn, bên đi vay sẽ tìm kiếm các giải pháp thay thế".

Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva là một trong những người ủng hộ mạnh mẽ nhất việc thiết lập các loại tiền tệ thanh toán thương mại thay thế, thậm chí còn khuyến khích nhóm BRICS tránh xa đồng USD.

Thứ ba, là nhu cầu về dầu mỏ đang dần đa dạng hóa.

Một lý do chính khiến USD trở thành đồng tiền dự trữ của thế giới là các quốc gia vùng Vịnh ở Trung Đông đã sử dụng đồng bạc xanh để giao dịch dầu mỏ. Tuy nhiên sau đó, Mỹ đã trở nên độc lập về năng lượng và là nhà xuất khẩu ròng dầu mỏ với sự phát triển của ngành dầu đá phiến.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn