MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Tỷ giá USD/JPY vẫn ở mức cao. Ảnh minh họa: Trà My

USD mất đà tăng, tỷ giá Yên chờ giải cứu

Quý An LDO | 24/04/2024 14:25

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay (24.4): Giá USD tiếp tục đè nặng lên đồng Yên.

Tỷ giá 1 USD hôm nay bằng bao nhiêu VND?

Tỷ giá USD Ngân hàng Nhà nước ở mức 24.275 đồng.

Tỷ giá USD Vietcombank hiện ở mức 25.148 đồng - 25.488 đồng (mua vào - bán ra).

Tỷ giá Euro hiện ở mức 26.544 đồng - 27.999 đồng (mua vào - bán ra).

Tỷ giá Yên Nhật hiện ở mức 160.26 đồng - 169.61 đồng (mua vào - bán ra).

Tỷ giá Bảng Anh hiện ở mức 30.775 đồng - 32.083 đồng (mua vào - bán ra).

Tỷ giá Nhân dân tệ hôm nay ở mức 3.456 đồng - 3.603 đồng (mua vào - bán ra).

Giá USD hôm nay

Chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF), ghi nhận ở mức 105,60 điểm.

Tỷ giá USD hôm nay. Ảnh: CNBC

Giá USD phục hồi sau những đợt sụt giảm lớn so với đồng Euro và đồng Bảng Anh, song áp lực lên tỷ giá đồng Yên vẫn gần cao thấp nhất trong 34 năm ngay cả khi các quan chức Nhật Bản tăng cường cảnh báo can thiệp.

Trước đó, đồng USD sụt giảm liên tục do dữ liệu kinh tế mạnh mẽ từ châu Âu đi kèm với tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ dần chậm lại.

Hưởng lợi từ điều này, đồng đôla Úc đã tăng điểm vào đầu phiên, nhờ dữ liệu giá tiêu dùng nóng hơn dự kiến. Tỷ giá USD/AUD giảm 0,45% xuống 0,65185 - giảm 1%. Ngân hàng Dự trữ Úc được cho sẽ không vội nới lỏng chính sách.

Tuy nhiên đến hiện tại, chỉ số USD Index vẫn ghi nhận giảm 0,07% xuống 105,60 trong phiên giao dịch đầu phiên ở châu Á. Trước đó, chỉ số này giảm 0,4% qua đêm và chạm mức thấp nhất kể từ ngày 12.4 (105,23).

Tỷ giá Euro giảm 0,11% xuống 1,071125 đổi 1 USD do sự phục hồi ngành dịch vụ ở châu Âu. Đồng Bảng Anh ở tỷ giá 1,2461 đổi 1 USD, giảm 0,11%.

Hoạt động kinh doanh của Hoa Kỳ hạ nhiệt trong tháng 4 xuống mức thấp nhất trong 4 tháng do nhu cầu yếu hơn, đi kèm với tỉ lệ lạm phát giảm nhẹ, cho thấy Cục Dự trữ Liên bang Mỹ có thể phải đưa một số biện pháp cứu trợ.

FED hiện được cho có 73% khả năng sẽ cắt giảm lãi suất lần đầu vào tháng 9.

“Câu chuyện ở đây vẫn là nền kinh tế Hoa Kỳ khá kiên cường, và miễn là chúng ta giữ nền kinh tế Hoa Kỳ ở vị trí này - thậm chí có khả năng FED tăng lãi suất nhiều hơn - thì đồng USD vẫn có thể tăng giá" - Kyle Rodda, nhà phân tích thị trường tài chính cấp cao tại Capital.com cho biết.

Tuần trước, chỉ số USD Index đã đạt đỉnh trong hơn 5 tháng ở mức 106,51 khi FED ra tín hiệu lùi thời điểm nới lỏng chính sách. Dù vậy đến thời điểm hiện tại khi giá USD quay đầu giảm, đồng Yên vẫn chịu áp lực tỷ giá lớn ở mức 154,88 USD/JPY - mức cao mới nhất trong 34 năm. Tỷ giá đồng Yên được cho sẽ còn chạm mức 155 USD/JPY, kéo theo sự can thiệp vào thị trường từ phía Nhật Bản.

Hiện tỷ giá đồng Yên ở mức 154,795 Yên đổi 1 USD.

Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki hôm thứ Ba đã đưa ra cảnh báo mạnh mẽ nhất cho đến nay về khả năng can thiệp. Ông cho biết, cuộc họp tuần trước với Mỹ và Hàn Quốc đã đặt nền tảng cho Tokyo hành động chống lại sự biến động tỷ giá quá mức của đồng Yên.

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản được cho sẽ giữ nguyên các thiết lập chính sách và số lượng mua trái phiếu khi kết thúc cuộc họp kéo dài 2 ngày vào thứ Sáu tuần này. Tháng trước, BOJ vừa tăng lãi suất lần đầu kể từ năm 2007. Cách tiếp cận vào thị trường tiền tệ đã ít nhiều ảnh hưởng đến đà tăng của đồng Yên trong thời gian qua.

Chuyên gia Jane Foley của Rabobank nhận định: “Nếu can thiệp thất bại, Nhật Bản sẽ phải trả giá bằng cả uy tín và chi phí tài chính. Trong lịch sử, việc can thiệp ngoại hối phải tuân thủ các quy tắc ngẫu nhiên. Tỷ giá USD/JPY có thể sẽ không giảm cho đến mùa hè, cho thấy FED có thể nới lỏng vào đầu tháng 9".

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn