MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia - Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV. Ảnh TNCK

Văn hoá tiêu dùng, thói quen vay mượn của người dân dần thay đổi

Hương Nguyễn LDO | 25/03/2021 16:39

“Cách đây 10 năm người dân đủ tiền thì mua còn bây giờ là xu hướng vay rồi mua hoặc thậm chí thuê về dùng”, ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết.

Phát biểu tại Toạ đàm “Tài chính tiêu dùng - Sức sống mới sau hơn 10 năm phát triển” diễn ra ngày 25.3, TS Cấn Văn Lực – Chuyên gia kinh tế trưởng của BIDV cho biết:

"Có thể thấy văn hóa tiêu dùng, vay mượn của người dân ngày càng thay đổi. Những năm gần đây (không kể năm 2020 do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19), nền kinh tế tăng trưởng cao, thu nhập bình quân đầu người tăng lên, tầng lớp trung lưu nhiều hơn nên nhu cầu tiêu dùng, mua sắm gia tăng, khiến nhu cầu tín dụng, tài chính tiêu dùng gia tăng. Hơn nữa, quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ tạo ra nhiều cơ hội cho thị trường tài chính tiêu dùng phát triển theo hướng hiện đại, đang dạng hóa sản phẩm, tăng trải nghiệm khách hàng, tiết giảm chi phí và tăng khả năng tiếp cận cho khách hàng’.

Bà Phạm Thị Thanh Tùng, Phó vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, tiêu dùng là động lực thúc đẩy tăng trưởng, phát triển sản xuất và tạo công ăn việc làm cho nền kinh tế. Cùng với sự phát triển kinh tế thì mức tiêu dùng của người dân ngày càng tăng, theo đó nhu cầu về tài chính tiêu dùng phục vụ đời sống cũng tăng cao. Cho vay tiêu dùng một mặt giúp đáp ứng nhu cầu của người dân chi tiêu, nâng cao khả năng tiếp cận tài chính của đại bộ phận người dân, mặt khác còn có ý nghĩa lớn trong việc kích cầu nền kinh tế và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Tại buổi toạ đàm diễn ra vào ngày 25.3, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, Chuyên gia kinh tế cho rằng cần khuyến khích cho phát triển mạnh mẽ cho vay tiêu dùng. Ảnh TNCK

“Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp trong nền kinh tế đang tái cấu trúc quá trình sản xuất kinh doanh và hướng mạnh vào việc đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng nội địa, thì việc cho vay tiêu dùng, cho vay tín chấp dành cho nhóm khách hàng dưới chuẩn mà các công ty tài chính tiêu dùng đang triển khai là lĩnh vực quan trọng, cần khuyến khích phát triển mạnh mẽ”, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, Chuyên gia kinh tế cho biết.

Đồng quan điểm trên, ông Nguyễn Thành Phúc, Phó tổng giám đốc FE Credit cho rằng “Cho vay tiêu dùng cũng được xem là một công cụ quan trọng kích thích tiêu dùng, làm tăng cầu hàng hóa, qua đó làm tăng sản lượng và tạo thêm các cơ hội việc làm, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Tín dụng tiêu dùng góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống và gia tăng công bằng xã hội; góp phần làm giảm nhu cầu đối với các dịch vụ tín dụng phi chính thức, hạn chế cho vay nặng lãi, “tín dụng đen” đang ngày càng gia tăng và biến tướng trong xã hội hiện nay”.

Nhận định về tiềm năng phát triển tài chính tiêu dùng, TS Cấn Văn Lực cho biết thị trường tài chính tiêu dùng đang có tiềm năng lớn nhờ triển vọng phục hồi, tăng trưởng kinh tế (6,5 - 7% giai đoạn 2021 - 2030), tăng thu nhập của người dân (khoảng 6%/năm đến năm 2030) là tương đối khả quan trong khi quy mô tài chính tiêu dùng còn khiêm tốn.

Thêm vào đó, Chính phủ đã có và sẽ tiếp tục một số gói hỗ trợ phục hồi, phát triển kinh tế xã hội năm 2021. Chính phủ chủ trương phát triển lành mạnh thị trường tài chính tiêu dùng, qua đó góp phần kích cầu tiêu dùng, giảm tín dụng đen.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn