MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Hình ảnh con tàu đang phải nằm bờ tại Nhà máy đóng tàu An Phú, TP HCM. Ảnh: C.H

Vay vốn đóng tàu xa bờ, hơn 4 năm tàu vẫn... nằm bờ

CAO HÙNG LDO | 17/07/2018 16:16

Chuyện lạ lùng xảy ra ở xã Tam Thanh, huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận. Công ty cổ phần EU Thanh Lâm xin được vay vốn đóng tàu theo Nghị định 67 của Chính phủ. Thế nhưng, ròng rã hơn 4 năm qua, con tàu đang đóng của Công ty EU Thanh Lâm vẫn chưa thể... xa bờ, vì đói vốn, do ngân hàng không cho vay.

Đầu năm 2015, EU Thanh Lâm xin phép các cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận đóng mới con tàu đánh cá mang biển hiện BTH-97679-TS. Trong lúc đang thi công đóng mới tàu thì Nghị định 67 của Chính phủ có hiệu lực, mừng rỡ, EU Thanh Lâm xin được vay vốn để hoàn thiện con tàu, sớm cho tàu ra khơi, bởi tàu đóng mới thuộc diện được phép vay vốn theo Nghị định 67.

Tuy nhiên, hàng loạt trở ngại xảy ra trong quá trình doanh nghiệp vay vốn. Đầu tiên là UBND huyện đảo Phú Quý không xem xét chuyển đơn xin vay vốn..., EU Thanh Lâm phải khiếu nại khắp nơi. Và sau đó, đơn chuyển đến UBND tỉnh Bình Thuận. Nhưng UBND tỉnh Bình Thuận lại viện lý do “chủ tàu còn nợ thuế”, nên không chấp nhận... EU Thanh Lâm lại gửi đơn xin cứu xét.

May mắn sau đó, Cục thuế xác nhận doanh nghiệp không nợ thuế; Ngân hàng Nhà nước có văn bản đồng ý, đề nghị UBND tỉnh Bình Thuận xem xét bổ sung EU Thanh Lâm vào danh sách các đối tượng được vay vốn đóng tàu mới theo Nghị định 67. Ngày 1.11.2016, UBND tỉnh Bình Thuận ra quyết định số 4037/UBND-KT đồng ý bổ sung tàu dịch vụ thuỷ sản, biển hiệu đăng ký BTH-97679-TS của EU Thanh Lâm vào danh sách đóng mới, thuộc diện được vay vốn theo Nghị địnhn 67.

Con tàu BTH - 97679-TS hiện đang nằm tại Nhà máy đóng tàu An Phú, quận 7, TPHCM.

Tuy nhiên, phía cho vay vốn là Ngân hàng Agribank Chi nhánh Bình Thuận - đã không chấp nhận cho EU Thanh Lâm vay vốn trong suốt thời gian qua, dù phía ngân hàng và doanh nghiệp đã họp rất nhiều buổi để tháo gỡ vướng mắc.

Trả lời báo chí, ông Huỳnh Tấn Nam - Giám đốc Agribank chi nhánh Bình Thuận - cho biết: “Từ năm 2009, Công ty cổ phần EU Thanh Lâm đã được Agribank Chi nhánh Phú Quý cho vay để đóng tàu dầu (tàu mang số hiệu BTH- 9679). Quá trình vay vốn được ngân hàng cho vay bổ sung nhiều lần để hoàn thiện con tàu. Tuy nhiên, ngày 16.12.2017, Công ty đề nghị vay vốn đóng tàu theo Nghị định 67 cho chính con tàu này. Vì vậy, ngân hàng đã từ chối cho vay”.

Trong khi đó, ông Ngô Thanh Lâm - Giám đốc EU Thanh Lâm – đã phủ nhận thông tin trên của ông Nam: “Chúng tôi vay vốn trước đây (năm 2009) là để đóng con tàu dầu, thuộc diện quản lý của Sở GT-VT, là con tàu khác. Trong quá trình đóng con tàu dầu này, vì nhiều lý do trở ngại, khó khăn, nên việc thi công con tàu đã bị huỷ bỏ. Công ty EU Thanh Lâm vẫn nhận và cam kết khoản nợ vay cho việc đóng tàu dầu, chứ có chối bỏ trách nhiệm trả nợ đâu?

Còn con tàu BTH - 97679-TS được đóng mới hoàn toàn từ năm 2015, mới được Chi cục thuỷ sản Bình Thuận cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu cá theo quyết định số 1165/QĐ-SNN ngày 22.1.2015, với số đăng ký tàu là BTH-97679-TS. Đây là tàu đánh bắt cá xa bờ, thuộc diện quản lý của Sở NN-PTNT tỉnh Bình Thuận. Con tàu này hội đủ điều kiện vay vốn theo Nghị định 67 của Chính phủ. Nhưng không hiểu tại sao, phía ngân hàng vẫn nhập nhèm 2 con tàu thành 1 con tàu và từ chối cho vay?”.

Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 7.7.2014 của Chính phủ ban hành với một mục đích hết sức đúng đắn. Đó là tạo điều kiện vay vốn cho ngư dân có vốn để đóng tàu cá, có công suất lớn, đủ khả năng đánh bắt xa bờ. Việc tạo điều kiện cho ngư dân đánh bắt xa bờ cũng là góp phần giúp ngư dân khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc.

Thế nhưng, thật đáng tiếc, việc vay vốn theo Nghị định 67 đối với EU Thanh Lâm quá... trần ai. Suốt 4 năm qua, tại Nhà máy đóng tàu An Phú (TP HCM), dù con tàu đã cơ bản hoàn tất phần vỏ, nhưng lại thiếu tiền để mua động cơ mới và đành phải... nằm bờ vô thời hạn.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn