MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Ông Lim Dyi Chang - Giám đốc Cấp cao Khối Khách hàng Doanh nghiệp, Ngân hàng UOB Việt Nam. Ảnh: Anh Kiệt

Việt Nam đang ở vị thế tốt hơn các quốc gia khác trong chuyển đổi xanh

Đức Mạnh - Trương Hoa (thực hiện) LDO | 26/04/2024 10:56

Trong buổi trò chuyện với phóng viên Báo Lao Động, ông Lim Dyi Chang - Giám đốc Cấp cao Khối Khách hàng Doanh nghiệp, Ngân hàng UOB Việt Nam - đánh giá việc Việt Nam cam kết đưa phát thải ròng bằng 0 đến năm 2050 thực sự mạnh mẽ hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực. Ông kỳ vọng với tiềm năng được phát huy, Việt Nam sẽ sớm trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 châu Á trong 20 năm tới.

Ông đánh giá như nào về quá trình chuyển đổi xanh của Việt Nam hiện nay?

- Điểm thú vị là các bạn đang ở giai đoạn phát triển và bắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng mới. Quá trình chuyển đổi để tiến vào một nền kinh tế xanh ở Việt Nam sẽ dễ dàng hơn nhiều so với các quốc gia khác. Số vốn cần thiết sẽ rất khổng lồ, tiêu biểu là dự kiến cần 134 tỉ USD đầu tư nguồn điện, lưới điện đến năm 2030 (theo Quy hoạch điện VIII). Vấn đề là số tiền này sẽ chủ yếu dành cho cơ sở hạ tầng mới mà theo tôi đó lại là một thế hệ của Việt Nam khi các bạn không phải chịu gánh nặng từ hệ thống hạ tầng đã cũ. Ví dụ như một nhà máy đã đầu tư nhiều vào cơ sở vật chất, giờ đây phải chuyển đổi, phá dỡ, đầu tư mới. Do đó, tôi nghĩ rằng, Việt Nam thực sự đang ở trong một tình thế độc đáo và có lợi hơn so với phần còn lại của thế giới.

Lộ trình của Việt Nam về giảm carbon, chuyển đổi các cơ sở hạ tầng trở nên xanh hơn, mới hơn thực sự rất rõ ràng và quyết liệt. Những gì Chính phủ đã đề ra dựa trên sự hiểu biết của tôi về lĩnh vực này thực sự rất mạnh mẽ, thể hiện sự cam kết với các quốc gia đang phát triển khác.

Đặc biệt trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam sắp được nâng hạng lên trở thành thị trường mới nổi, cánh cửa sẽ mở ra cho rất nhiều quỹ và nhà đầu tư sẵn lòng đến xuống tiền. Chúng ta đều đang cảm nhận rằng sự giúp đỡ này đang đến. Và khi nó đến, dòng tiền từ các quỹ sẽ chảy vào mạnh mẽ góp phần giúp các mục tiêu mà Chính phủ đặt ra trở thành hiện thực.

Nhiều ngân hàng Việt Nam hiện nay đang tích cực triển khai các gói tín dụng xanh. Từ kinh nghiệm quốc tế của mình, ông có lời khuyên nào để dòng vốn xanh được giải ngân một cách hiệu quả?

- Tại UOB, chúng tôi tiếp cận tài chính bền vững, tài chính xanh từ một góc độ rất toàn diện. Đến nay chúng tôi đã có gần 6 khung. Có thể kể ra như bất động sản (các dự án tiêu thụ năng lượng lớn như toà nhà công nghiệp, tòa nhà thương mại, trung tâm dữ liệu, khách sạn, khu nghỉ dưỡng...); kinh tế tuần hoàn (nhựa, điện tử và kim loại); thành phố thông minh (giúp các nền kinh tế tiết kiệm năng lượng); vốn đầu tư (cung cấp vốn từ ngắn đến dài hạn cho các doanh nghiệp sản xuất có đủ chứng chỉ xanh trong quá trình hoạt động)…

Với những dự án có tính cam kết lợi nhuận hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu về xanh hoá thì dù vay vốn ngắn hạn hay dài hạn, ngân hàng sẵn lòng cung cấp các điều kiện thuận lợi hơn cùng lãi suất ưu đãi. Thêm nữa, việc ngân hàng nghiêm túc trong lĩnh vực đầu tư vốn bền vững cũng sẽ tạo nên giá trị riêng cho danh tiếng của họ.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn