MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Vinaconex gặp khó trong các khoản phải thu khó đòi. Ảnh: PV.

Vinaconex: Áp lực dòng tiền và rủi ro từ các khoản phải thu

Tùng Thư LDO | 05/11/2020 09:09
Dù báo lãi ròng hơn 1.000 tỉ đồng nhưng kết thúc 9 tháng đầu năm, Vinaconex lại lâm vào các khoản phải thu ngắn hạn khó đòi, còn dòng tiền chính cho hoạt động kinh doanh vẫn kẹt trong trạng thái âm.

Báo cáo tài chính mới nhất của Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, HNX: VCG) cho thấy trong quý III/2020, doanh thu tài chính của doanh nghiệp tăng tới hơn 3.000% so với cùng kỳ 2019, đạt 2.185 tỉ đồng.

Trong khi doanh thu tài chính tăng đột biến thì các hoạt động khác biến động không đáng kể.

Thậm chí, doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh chính của Vinaconex giảm tới 45% so với cùng kỳ năm ngoái, ở mức 1.270 tỉ đồng.

Mặc dù doanh thu thuần giảm sâu nhưng do doanh thu tài chính tăng vọt nên lợi nhuận sau thuế quý III của Vinaconex đạt 1.038 tỉ đồng, tăng 311% so với cùng kỳ.

Vinaconex lý giải doanh thu tài chính tăng mạnh là do công ty đã thoái toàn bộ vốn sở hữu tại CTCP Đầu tư và Phát triển năng lượng Vinaconex (UPCoM: VCP), Công ty Liên doanh TNHH Phát triển Đô thị mới An Khánh và Công ty TNHH MTV giáo dục Phúc Yên.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần giảm 39% nhưng Vinaconex vẫn có lãi ròng gấp gần 3 lần cùng kỳ, đạt hơn 1.399 tỉ đồng.

Cho cả năm 2020, Vinaconex đặt mục tiêu 9.530 tỉ đồng doanh thu và 820 tỉ đồng lãi sau thuế.

Như vậy, đến hết quý III, Vinaconex đã đạt được 40% doanh thu theo kế hoạch, nhưng lãi ròng vượt 71% kế hoạch.

Mặc dù lãi ròng 9 tháng đạt 1.399 tỉ nhưng nếu nhìn thực chất hơn vào dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, tình hình lại kém khả quan hơn.

Cụ thể, đến ngày 30.9.2020, dòng tiền kinh doanh của Vinaconex âm 225 tỉ đồng

Tình trạng dòng tiền kinh doanh âm đã kéo dài tại Vinaconex từ năm 2019 (-1.493 tỉ đồng) cho đến nay vẫn chưa khắc phục được.

Bảng cân đối kế toán hợp nhất quý III/2020 của Vinaconex cho thấy các khoản phải thu ngắn hạn có chiều hướng giảm nhẹ trong kỳ, với giá trị là 6.798 tỉ đồng. Tuy nhiên, dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi của Vinaconex tăng hơn 4 lần, từ hơn 350 tỉ đồng đầu năm lên xấp xỉ 1.583 tỉ đồng tại ngày 30.9.

Đó là các số liệu trong bức tranh tài chính hợp nhất của Vinaconex. Trong khi đó, nếu tách riêng công ty mẹ, dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi còn tăng nhanh hơn, với tốc độ tăng 6,6 lần, từ 219,3 tỉ đồng đầu năm lên mức 1.460 tỉ đồng cuối tháng 9.2020.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn