MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Đảm bảo nước sạch nông thôn là tiêu chí quan trọng trong xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Vũ Long

Xây dựng nông thôn mới gắn liền với đảm bảo tiêu chí nước sạch nông thôn

Vũ Long LDO | 22/11/2023 08:00

Nhiệm vụ cấp nước sạch nông thôn trong chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 được Chính phủ hết sức quan tâm.

Quan tâm vấn đề nước sạch nông thôn

Ðể nâng cao hơn nữa chất lượng sống của người dân vùng nông thôn, giải quyết triệt để những bệnh lý thông thường do sử dụng nguồn nước chưa đạt chuẩn, ngày 8.3.2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 318/QÐ-TTg về Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mớinông thôn mới (NTM) nâng cao giai đoạn 2021-2025, trong đó nhấn mạnh và nâng chỉ tiêu tỉ lệ người dân nông thôn được dùng nước sạch đạt quy chuẩn.

Theo đó, các xã khu vực III (xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi) ở Bắc Trung bộ phải có từ 15% số hộ gia đình được sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung mới đủ điều kiện đạt chuẩn NTM. Tương tự, các xã không thuộc khu vực III phải có từ 20% số hộ trở lên được sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung mới đủ điều kiện thẩm định đạt chuẩn NTM.

Ngày 2.8.2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 925/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025. Trong đó, nhiệm vụ cấp nước sạch nông thôn trong chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 tập trung rà soát, điều chỉnh và cập nhật nội dung cấp nước sạch nông thôn vào quy hoạch nông thôn, đảm bảo cấp nước sinh hoạt nông thôn bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, suy thoái nguồn nước;

Xây dựng nông thôn mới, người dân nhiều vùng khó khăn về nguồn nước đã được cung cấp nước sạch. Ảnh: Tư liệu

Hỗ trợ đầu tư một số mô hình cấp nước sạch tại các vùng đặc thù, vùng khan hiếm, khó khăn về nguồn nước (vùng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, úng, vùng sâu, vùng xa, miền núi, bãi ngang ven biển, biên giới, hải đảo);

Sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mở rộng công trình cấp nước sạch tập trung đã có (trong đó tập trung nâng cấp công nghệ xử lý chất lượng nước, nâng công suất, mở rộng mạng lưới cấp nước, ổn định nguồn nước khai thác trong điều kiện ảnh hưởng của thiên tai và biến đổi khí hậu;

Xây dựng và triển khai thí điểm một số mô hình thu, xử lý và trữ nước an toàn hộ gia đình hoặc nhóm hộ gia đình, mô hình cấp nước hộ gia đình thích ứng với biến đổi khí hậu cho dân cư vùng đặc thù, chưa có khả năng tiếp cận với cấp nước tập trung, khan hiếm, khó khăn về nguồn nước…

Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Theo Văn phòng Điều phối NTM Trung ương, mục tiêu tổng thể của Chiến lược là đảm bảo người dân nông thôn được quyền tiếp cận sử dụng dịch vụ cấp nước sạch công bằng, thuận lợi, an toàn với chi phí hợp lý; đảm bảo vệ sinh hộ gia đình và khu vực công cộng, vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh; bảo vệ sức khỏe, giảm các bệnh liên quan đến nước và vệ sinh, nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nông thôn, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn với thành thị, góp phần xây dựng NTM;

Phấn đấu đến năm 2030 có 65% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch đạt chất lượng theo quy chuẩn với số lượng tối thiểu 60 lít/người/ngày. Đến năm 2045, phấn đấu 100% người dân nông thôn được sử dụng nước sạch và vệ sinh an toàn, bền vững.

Chương trình xây dựng NTM quy định để các xã đạt chuẩn NTM nâng cao, kiểu mẫu, thì tiêu chí “chất lượng môi trường sống” là rất quan trọng. Muốn hoàn thiện tiêu chí này, các xã phải bảo đảm được tỉ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung.

Thực hiện xân dựng NTM, hiện nay hầu hết các huyện ngoại thành của Hà Nội đã đầu tư hạ tầng, cấp nước sạch đồng bộ cho các xã, thay thế việc sử dụng nước giếng khoan bị ô nhiễm hay các bể nước mưa không đảm bảo vệ sinh.

Thực hiện kế hoạch giai đoạn 2021-2025, tỉnh Lào Cai đã và đang tập trung nâng cấp, sửa chữa và quản lý vận hành, bảo dưỡng công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn để duy trì ổn định các công trình hiện có, tăng tỉ lệ người dân được sử dụng nước sạch.

Theo đó, ngoài 259 công trình hoạt động kém bền vững và không hoạt động được khôi phục, tỉnh Lào Cai còn lắp đặt công nghệ xử lý nước sạch cho một số công trình; áp dụng các công nghệ cấp nước mới phù hợp với điều kiện của địa phương nhằm cải thiện điều kiện cung cấp nước tại khu vực nông thôn; ứng dụng kỹ thuật xây dựng công trình thu trữ, bổ cập nước ngầm cho các vùng khan hiếm nước ở các huyện Si Ma Cai, Bắc Hà, Mường Khương…

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn