MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Đào tạo học viên trước khi sang Nhật Bản làm hộ lý, điều dưỡng. Ảnh: A.C

Xuất khẩu nhân lực ngành hộ lý (bài cuối): Phải đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho doanh nghiệp Việt Nam

LÊ PHƯƠNG LDO | 23/06/2018 07:25

Trả lời câu hỏi của PV Báo Lao Động về lĩnh vực hộ lý, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Doãn Mậu Diệp cho biết, nhiều nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Philippines,… cũng được phía Nhật Bản mời chương trình. Với Việt Nam, ngành này vẫn thu hút khá đông DN phái cử và lao động tham gia.

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, tính đến cuối năm 2017, sau 4 năm triển khai đưa điều dưỡng, hộ lý Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản, chương trình đã tuyển chọn được 960 ứng viên, 673 ứng viên đã xuất cảnh sang nước bạn làm việc, 219 học viên khóa 5 cũng đã xuất cảnh.

Việc đưa điều dưỡng, hộ lý đi làm việc ở nước ngoài đã được Việt Nam tiến hành nhiều năm qua. Tuy nhiên, sau nhiều năm thực hiện, công tác này được triển khai theo khuôn khổ Hiệp định cấp Chính phủ và phải tuân thủ các quy định chặt chẽ từ khâu tuyển chọn đối tượng, đào tạo đến hỗ trợ, quản lý trong thời gian điều dưỡng, hộ lý ở nước ngoài. Tất cả nhằm mục tiêu cao nhất là các ứng viên sẽ đạt được chứng chỉ điều dưỡng, hộ lý quốc gia của Nhật Bản để có thể làm việc lâu dài tại đây. Trên thực tế, nhu cầu tiếp nhận của phía Nhật Bản luôn cao hơn nhiều so với số lượng ứng viên được đào tạo ở mỗi khóa. Ví dụ, khóa 4 có 210 ứng viên được đào tạo tiếng Nhật 1 năm tại Việt Nam, nhưng nhu cầu tuyển dụng của các cơ sở tiếp nhận Nhật Bản thông báo cho Việt Nam là 760 người.

Nhu cầu tuyển dụng lớn gấp hơn 3 lần so với số ứng viên được đào tạo như trên không chỉ thể hiện Nhật Bản có nhu cầu tiếp nhận lao động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe ở mức cao, con số này còn thể hiện các ứng viên của chúng ta sau khi sang Nhật làm việc đã nỗ lực hết mình để xây dựng uy tín, hình ảnh của ứng viên điều dưỡng, hộ lý Việt Nam trong lòng người dân Nhật Bản.

Tính đến hết tháng 12.2017, số lượng thực tập sinh được phái cử sang Nhật Bản đạt 54.504 người, bằng 136,47% so với cùng kỳ năm 2016, nâng tổng số thực tập sinh Việt Nam đang thực tập tại Nhật Bản lên hơn 100.000 người, vượt Trung Quốc và trở thành nước có số lượng thực tập sinh phái cử nhiều nhất trong số 15 nước phái cử thực tập sinh sang Nhật Bản.

Trả lời câu hỏi PV Báo Lao động về tiêu chí lựa chọn các DN tham gia chương trình thí điểm, số lượng DN tham gia do Việt Nam tự chọn hay phía Nhật bản yêu cầu, thông tin về chương trình có được công khai hay không, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cho hay, việc đưa thực tập sinh ngành điều dưỡng và hộ lý làm việc do Việt Nam và Nhật Bản có hiệp định về đối tác kinh tế toàn diện. Trong đó, chương trình đưa điều dưỡng viên và hộ lý sang Nhật Bản sau thời gian đào tạo tại Việt Nam tròn 1 - 1,5 năm do 2 Chính phủ tài trợ.

Đánh giá về chương trình này, cả phía Nhật Bản và Việt Nam thừa nhận, công việc này không hấp dẫn: Làm việc trong các trại dưỡng lão, chủ yếu chăm sóc người già; công việc không hẳn đã sạch sẽ,… Quan điểm của Bộ LĐTBXH là đưa ra các tiêu chuẩn đánh giá để các DN đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham gia.

“Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo phải đàm phán với phía Nhật Bản để có quyền lợi tốt nhất cho DN Việt Nam. Chúng tôi thống nhất được đối với phía Nhật tiền lương thực tập sinh Việt Nam phải bằng hoặc cao hơn so với lao động sở tại”- ông Diệp nói.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn