MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Ngoài đảm bảo nhu cầu trong nước, các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam còn dư để phục vụ xuất khẩu.

Xuất siêu nông sản tăng 48,9% dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19

Vũ Long LDO | 02/04/2020 15:26

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng nông, lâm, thủy sản ước đạt gần 15,2 tỉ USD; trong đó, xuất khẩu đạt 9,06 tỉ USD; nhập khẩu khoảng 6,2 tỉ USD. Như vậy, xuất siêu quý I/2020 đạt gần 2,9 tỉ USD, tăng 48,9% so với cùng kỳ năm trước.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), với mức nhập khẩu giảm 13,2%, tương đương khoảng 6,2 tỉ USD, giá trị xuất siêu 3 tháng năm 2020 đạt gần 2,9 tỉ USD, tăng 48,9% so với cùng kỳ năm trước.

Đây là con số đáng khích lệ trong giai đoạn dịch COVID-19 đang ảnh hưởng đến kinh tế nhiều nước, trong đó có Việt  Nam. Đặc biệt, xuất khẩu gạo Việt Nam vẫn đạt 1,7 triệu tấn (tăng 19,9%), giá trị đạt 774 triệu USD (tăng 27,8%); gỗ và sản phẩm gỗ đạt 2,62 tỉ USD (tăng 15,9%)... 

Về thị trường xuất khẩu, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, xuất khẩu nông sản sang các thị trường chính có sự thay đổi về thị phần. Cụ thể, Hoa Kỳ chiếm thị phần lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu đạt 2,1 tỉ USD, tăng 18% và chiếm 23,2% thị phần; tiếp đến là Trung Quốc ước đạt 1,9 tỉ USD, giảm 19,4% so với cùng kỳ và chiếm 21,4% thị phần;

Thị trường EU ước đạt 1,2 tỉ USD, giảm 0,9% và chiếm 13,1% thị phần; xuất khẩu sang Nhật Bản đạt 802 triệu USD, tăng 2,72%, chiếm 8,9% thị phần; xuất khẩu sang các nước ASEAN đạt 970 triệu USD, tăng 16,4% và chiếm 10,7% thị phần.

Về nhập khẩu, tính chung quý I/2020, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản ước khoảng 6,2 tỉ USD, giảm 13,2% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, giá trị nhập khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản chính ước đạt 5,2 tỉ USD, giảm 13%.

Để tăng trưởng xuất khẩu trong tháng 4.2020, Bộ NNPTNT đang đẩy mạnh các phương án, kịch bản xuất khẩu nông sản đáp ứng nhu cầu tăng cao khi Trung Quốc hết dịch.

Đồng thời, tập trung giải quyết các rào cản kỹ thuật, đàm phán mở rộng thị trường (mở rộng công nhận vùng sản xuất, loại sản phẩm, doanh nghiệp xuất khẩu) sang các nước EU, Liên minh kinh tế Á – Âu, Hoa Kỳ, Brazil… và xuất khẩu thủy sản sang thị trường Saudi Arabia;

Thường xuyên cập nhật diễn biến, tình hình tại các thị trường trọng điểm bị ảnh hưởng bởi dịch, kịp thời tham mưu, báo cáo, đề xuất giải pháp ứng phó. Theo dõi sát tình hình xuất khẩu nông sản qua các cửa khẩu biên giới với Trung Quốc; làm việc với phía bạn để xác định cụ thể các biện pháp bảo đảm thông quan hàng hóa, kiểm soát tốt dịch bệnh; thúc đẩy tái cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu theo hướng bền vững…

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn