MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Lãnh đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam kiểm tra sát hạch cấp giấy phép lái xe. Ảnh GT

Kiểm tra đột xuất cơ sở sát hạch cấp giấy phép lái xe

Minh Hạnh LDO | 27/07/2022 09:47
Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam - ông Nguyễn Văn Huyện - vừa đi kiểm tra đột xuất công tác tổ chức thi sát hạch cấp giấy phép lái xe (GPLX) tại các trung tâm đào tạo ở Hà Nội và Bắc Ninh, theo Thông tư 12 Bộ Giao thông Vận tải.

Theo đại diện Tổng cục Đường bộ Việt Nam, việc kiểm tra các trung tâm sát hạch trước khi cấp GPLX cho các học viên là rất quy trình rất quan trọng để đảm bảo an toàn giao thông trên đường, để người học đảm bảo tay lái, thành thục các kỹ năng lái xe an toàn cho họ và cho mọi người tham gia giao thông.

Tại cơ sở đào tạo và sát hạch thuộc Trung tâm Đào tạo & Sát hạch lái xe Âu Lạc, ngoài việc kiểm tra theo quy định về đào tạo, sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ, đoàn công tác còn kiểm tra cơ sở vật chất, hệ thống máy móc, thiết bị, sân bãi phục vụ công tác đào tạo và sát hạch, lưu trữ dữ liệu của các trung tâm sát hạch...

Thời điểm đoàn kiểm tra có mặt cũng là lúc trung tâm này đang tổ chức phần thi lý thuyết và thi mô phỏng cho gần 400 học viên. Các phòng thi, hệ thống camera được lắp đặt soi chiếu kỹ lưỡng. Hệ thống đánh giá phần thi thực hành cũng được tích hợp tự động, thí sinh mắc lỗi nào, hệ thống giám sát sẽ lập tức thông báo và trừ điểm ngay lúc đó.

Tại Trung tâm Đào tạo & Sát hạch lái xe Âu Lạc, quy trình sát hạch được thực hiện theo đúng quy định, thực hiện nghiêm túc, minh bạch hoá sát hạch lái xe, hiện tại đơn vị cũng đang triển khai nhiều ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý sát hạch lái xe. Khi học viên tham gia học lý thuyết đều phải điểm danh, nếu học viên học thiếu số tiết sẽ phải học lại buổi đó, nghỉ học quá quy định thì không được tham gia thi.

Liên quan đến việc đầu tư cabin cho học viên tập lái điện tử theo Thông tư 04 của Bộ Giao thông Vận tải, trung tâm đang lên kế hoạch để đầu tư. Tuy nhiên, việc bỏ ra khoảng 400 - 500 triệu/cabin là rất tốn kém, trong khi mỗi năm trung tâm đào tạo khoảng 3.000 học viên, dự kiến sẽ phải đầu tư 4 - 5 cabin là gánh nặng trong điều kiện dịch bệnh hiện nay. Do đó, cần thiết thí điểm nhân rộng sau đó mới áp dụng đại trà.

Ông Đào Duy Phong - Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội - cho hay, theo lộ trình trước ngày 31.12.2022, các cơ sở phải trang bị cabin. Tuy nhiên, để đảm bảo theo đúng lộ trình, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã có yêu cầu các cơ sở đào đạo trên địa bàn có sự chuẩn bị sớm hơn và chủ động chọn nhà cung cấp thiết bị. Trước mắt, cơ sở đào tạo sẽ đầu tư từ 2 - 5 cabin để phục vụ công tác sát hạch.

Đại diện Tổng cục Đường bộ yêu cầu các cơ sở đào tạo cần trang bị thiết bị mô phỏng để đào tạo lái xe gồm: Hệ thống máy tính có cài đặt phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông và cabin học lái xe ôtô, thiết bị giám sát thời gian, quãng đường học lái xe trên đường của học viên theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Giao thông Vận tải ban hành.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn