MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Dọc lối dẫn vào ngôi chánh điện của chùa Chén Kiểu là hai hàng tượng có khuôn mặt tiên nữ Apsara tượng trưng cho sắc đẹp vĩnh hằng nổi bật trên nền ngôi chánh điện.

Chén Kiểu - ngôi chùa lộng lẫy sắc màu từ sành sứ

Bài và ảnh Trọng Chính LDO | 12/09/2021 08:30
Có xuất xứ từ các trang trí đời thường trong nhân gian, nhiều thập niên qua các Tăng ni và Phật tử đã sử dụng những mảnh sành sứ bỏ đi tạo nên các họa tiết trang trí ấn tượng, độc đáo ở chùa cổ Sà Lun (Wath Sro Loun theo tiếng Khmer) ở xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.

Mỗi ngôi chùa ở Sóc Trăng là một “tác phẩm” kiến trúc riêng và với những mảnh sành, sứ được ghép theo các đề tài và những mảng màu sắc thích hợp, ngôi chùa cổ Sà Lun còn được gọi là "Chén Kiểu”. 

Theo các cao niên ở đây thì để trang trí "kiệt tác" mảnh sành này, đã có khoảng gần 30 tấn sành sứ phế liệu các loại được sử dụng để ốp lên các bức tường của ngôi chùa khi xây dựng lại năm 1969. Năm 2012, chùa Chén Kiểu xây dựng thêm khu sala, trường học trong khuôn viên chùa và đã có thêm khoảng 9.000 chiếc chén, đĩa tiếp tục được dùng để trang trí, ốp các bức tường những công trình này...

Có những chiếc đĩa quý, còn tương đối nguyên vẹn được giữ nguyên ốp lên tường.
 
Năm 2012 chùa Chén Kiểu xây dựng thêm khu sala, trường học trong khuôn viên chùa và ước tính đã có khoảng 9.000 chiếc chén, đĩa tiếp tục được dùng để trang trí, ốp các bức tường những công trình này.
 
Dọc theo cầu thang là những chiếc chén, đĩa úp miệng vào nhau và đáy chén, đĩa được ốp vào tường.
 
Những mảnh sành sứ được các Tăng Ni và Phật tử của chùa cắt dán trở nên hữu dụng, quanh năm phản chiếu ánh sáng mặt trời làm cho ngôi chùa bừng sáng, lung linh những mảng màu.

Chiến tranh từng làm hư hại nặng ngôi chùa cổ xây dựng từ năm 1895. Với sự cần mẫn trong suốt nhiều chục năm ròng rã dựng lại chùa, các Tăng ni và Phật tử chưa từng học qua kỹ thuật ốp các loại men sứ lên tường, lý thuyết điêu khắc và mỹ thuật đã biến những mảnh vỡ bị lãng quên thành "kiệt tác" mảnh sành. Họ đã kỳ công gọt, tỉa các vật liệu khô cứng này thành các họa tiết tỉ mỉ, không bị giới hạn bởi nét tô vẽ hay vôi vữa, tạo nên những tác phẩm có hồn, linh động, lộng lẫy.

Niềm tin và lòng thành kính dành cho đức Phật của họ đã để lại cho đời sau những hoa văn tinh xảo và đẹp mắt, nơi những mảnh sành quanh năm phản chiếu ánh mặt trời, làm ngôi chùa bừng sáng và lung linh những màu sắc.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn