MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Cột cờ Hà Nội - một biểu tượng của Thủ đô.

Chiều sâu Di sản văn hóa Việt

Bài và ảnh Việt Văn LDO | 14/04/2024 10:30

Cứ vào dịp giỗ Tổ tháng Ba Âm lịch là mọi người dân Việt, trong đó có các kiều bào nước ngoài đều hướng về cội nguồn dân tộc. Việt Nam, một đất nước có sức sống bền bỉ, trường tồn trải qua nhiều cuộc chiến tranh vẫn vươn lên mạnh mẽ và ngày càng phát triển rực rỡ trong thời đại công nghệ số. Một trong những bí quyết của Việt Nam, một quốc gia có vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế chính nằm ở bề dày, chiều sâu các giá trị văn hóa.

Theo thống kê, Việt Nam đã được UNESCO công nhận: 9 Di sản Văn hóa và thiên nhiên thế giới, 15 Di sản Văn hóa phi vật thể, 9 Di sản Văn hóa tư liệu, 11 Khu Dự trữ Sinh quyển TG, 3 Công viên Địa chất toàn cầu, 9 Khu Ramsar thế giới... Ngoài ra còn có các danh hiệu khác như: Thành phố Sáng tạo, Thành phố Học tập toàn cầu...

Trong 9 Di sản thế giới được UNESCO công nhận có 5 Di sản Văn hóa vật thể gồm: Quần thể Di tích Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Khu Di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long (UNESCO công nhận năm 2010), Thành nhà Hồ.

Cố đô Huế đã được UNESCO vinh danh là Di sản Văn hóa thế giới.
Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO vinh danh là Di sản Văn hóa và thiên nhiên thế giới.
Cây cầu Long Biên huyền thoại với kiến trúc Pháp.
Nhà cổ 87 Mã Mây (Hà Nội) - một địa chỉ đỏ cho du khách.
Hát xẩm cửa đình - một loại hình âm nhạc dân gian đặc sắc.
Biểu diễn ca trù tại Hà Nội. Ca trù là Di sản Văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh.
“Hồ Quý Ly“, vở diễn “vang bóng một thời” khi được tái hiện trên sân khấu Nhà hát Lớn vẫn thu hút rất đông người xem. Tuồng là một loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống rất độc đáo của Việt Nam. Với ngôn ngữ ước lệ và tượng trưng được cô đọng, đẩy lên ở mức cao nhất, tuồng được coi là nghệ thuật bác học, “kén” khán giả mà chỉ ai thấu hiểu mới cảm nhận được vẻ đẹp của nó.
Hai già làng Tây Nguyên biểu diễn cồng chiêng tại Đăk Lắk. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại.

Sự phong phú, đa dạng của văn hóa Việt với sự cùng chung sống của 54 dân tộc trên mảnh đất hình chữ S là nguồn cảm hứng khám phá vô tận của các nhà khoa học, sử học, các nhà thơ, nhà văn... trong nước và quốc tế.

Trong bộ ảnh này, tác giả chỉ điểm qua một số Di sản văn hóa và thiên nhiên, vật thể và phi vật thể của Việt Nam rất đáng ngưỡng mộ và tự hào, từ những giá trị được UNESCO vinh danh cho đến những giá trị trong tương lai gần hoàn toàn có khả năng được tôn vinh trên trường quốc tế...

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn