MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Chính sách hải quân của Nga và cuộc chiến ở Syria

NGỌC VÂN (Theo The Diplomat) LDO | 18/04/2017 10:00
Vì sao việc Hải quân Nga triển khai nhóm tàu sân bay tấn công đến Địa Trung Hải là sự thành công đáng giá?

Một số người có thể tự hỏi vì sao Nga có nguy cơ bị chế giễu trên báo chí Mỹ và Châu Âu vì điều các chiến hạm già cỗi đến Địa Trung Hải vào cuối năm ngoái. Ngày 5.12.2016, tờ Bloomberg thậm chí còn gọi chuyến hải trình của tàu sân bay duy nhất Nga, Đô đốc Kuznetsov, là một sai lầm. Nhưng thực sự có phải sai lầm? Trong số những yếu tố cần xem xét, cuộc xung đột Syria tạo cho Nga cơ hội để triển khai hệ thống phòng thủ tới Địa Trung Hải, đặc biệt là Tartus. Với nhiệm vụ trợ giúp cho đồng minh và chiến đấu chống IS, máy bay, tên lửa hành trình và các chuyên gia Nga được điều đến Syria trong một chiến dịch mà phương Tây cho là "bành trướng quân sự". Để nắm bắt cơ hội đó, Hạm đội Phương Bắc là phương tiện sẵn có duy nhất.

Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Nga.

Ảnh: Nguồn Internet.

Trách nhiệm truyền thống của Hải quân Nga là bảo vệ trên biển. Tuy nhiên trên thực tế, Hải quân Nga đang mở rộng cả lực lượng bảo vệ từ đất liền. Nếu xem xét sứ mệnh của Hải quân Nga ở Địa Trung Hải trong thời gian gần đây, họ không chỉ hoạt động ở các đại dương mở, mà còn hoạt động như hạm đội ven biển. Hạm đội của Nga gặp khó khăn, bị từ chối cho tiếp nhiên liệu, và mất máy bay. Hạm đội này đã đến bờ biển Syria, nhưng có ảnh hưởng rất ít đến cuộc chiến. Hơn nữa, những bức ảnh của Đô đốc Kuznetsov đang nhả khói giống như một chiến hạm già cỗi đã không thể hiện được tầm nhìn của một hải quân hiện đại đang ở đỉnh cao về khả năng tác chiến.

Đánh giá của Bloomberg sẽ đúng nếu Kremlin báo hiệu những tín hiệu mới. Điều đó có thể cho thấy một sự thay đổi trong nhiệm vụ của Hải quân Nga. Chẳng hạn, việc chấm dứt hợp đồng mua tàu Mistral của Pháp đã được Nga coi là kết thúc một ý tưởng không nằm trong kế hoạch tổng thể của phòng thủ hải quân. Việc mở rộng lực lượng quân sự thông qua các chiến dịch đổ bộ được xem là hữu ích chỉ cho những cuộc phiêu lưu ở các vùng xa xôi. Việc chuyển sang một hạm đội tấn công ở nước ngoài cũng có thể được xem là một tính toán sai lầm về khả năng hiện tại của hạm đội.

Tuy nhiên, các kế hoạch của Hải quân Nga trong tương lai vẫn dành một lực lượng đáng kể để bảo vệ đất mẹ Nga. Nhưng vấn đề ở đây là các chiến hạm một ngày nào đó biên chế trong Hải quân Nga hiện đại vẫn còn nằm trên giấy. Trong khi đó, Nga đang duy trì một hạm đội huyền thoại sắp sửa hết thời hạn hoạt động. Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov đã được lên kế hoạch đại tu trong một thời gian. Điều đó cho thấy, hạm đội vẫn có thể hữu ích trong học thuyết hải quân Nga, khi Moskva tìm cách đặt các hệ thống phòng thủ để đối phó với NATO, đặc biệt là tài sản hải quân của Mỹ.

Như vậy, việc triển khai hạm đội đến Địa Trung Hải đã hoàn thành sứ mệnh chính của Hải quân Nga là phòng vệ. Hải quân được thiết kế để cung cấp phòng thủ sâu, bằng cách trở thành hàng đầu trên biển. Vũ khí hiện đại và tương lai của Hải quân Nga có khả năng lớn trong nhiều biến thể, nhưng giới hạn về phạm vi. Phạm vi hoạt động hiệu quả của Su-33 là 3.000km, Su-34 mới 1.094km, hệ thống tên lửa chính như Moskit và Sizzler là 240km, tên lửa hành trình Kalibr là 1.500km. Tất cả cần phải được triển khai thực sự hiệu quả.

Việc điều chiến hạm đến Đông Địa Trung Hải trong chiến lược này không có gì mới. Trong mắt của Nga, Hải quân thực sự bắt đầu với các đội tàu trên sông ở thế kỷ 9 để bảo vệ các tuyến đường thương mại qua Constantinople (tên cũ của Istanbul).

Nga trở thành cường quốc biển dưới thời Peter Đại đế (1672 - 1725). Ngoài cuộc chiến với Thụy Điển, lịch sử Nga tập trung vào việc sử dụng sức mạnh hải quân trong thế kỷ 19 để bảo vệ tuyến đường từ Biển Đen đến Địa Trung Hải. Hải quân Nga luôn có nhiệm vụ bảo đảm các căn cứ ở biển Aegea hoặc Levant (tên cũ của tỉnh ở phía đông Địa Trung Hải, gồm Lebanon ngày nay, Israel và một số vùng thuộc Syria và Thổ Nhĩ Kỳ), để từ đó Nga tiếp cận quanh năm với vùng biển được bảo vệ. Củng cố và mở rộng căn cứ ở Tartus, Syria, đáp ứng được những tham vọng đó.

Về mặt này, hạm đội tàu tấn công của Nga đã thành công. Chúng hoạt động ở Địa Trung Hải, cho thấy cả trong và ngoài nước rằng hệ thống vũ khí của Nga có thể được mở rộng đến phạm vi cần thiết nếu có khí tài mặt nước phù hợp. Việc bảo đảm các căn cứ hải quân và không quân ở Syria, cùng với việc đưa máy bay ném bom tới Iran, đã mở rộng vùng phòng thủ của Nga tới Ấn Độ Dương và Bắc Phi.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn