MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Cuốn “Vietnam Veterans Memorials-Directoty of names, 1959 - 1975” có lẽ là một trong những cuốn tra cứu tên tuổi buồn nhất của nước Mỹ.

Cũng một khuôn mặt của chiến tranh

lâm tuyền LDO | 30/04/2018 08:15
Cách nay hơn 15 năm, cũng dịp tháng tư, tôi lần đầu tiên tới Bảo tàng Chứng tích chiến tranh viết bài. Chị Huỳnh Ngọc Vân bấy giờ là Phó Giám đốc bảo tàng kể tôi nghe một chi tiết: Bảo tàng Chứng tích chiến tranh (cho tới lúc bấy giờ) là bảo tàng duy nhất ở TP Hồ Chí Minh, và cả Việt Nam, trong tủ thuốc luôn có sẵn và rất nhiều thuốc an thần, thuốc trợ tim. Thuốc này chỉ dành cho khách tham quan - phần nhiều là các cựu chiến binh Mỹ, Nam Hàn... “Những cựu chiến binh ấy đã không thể kiềm chế được nỗi xúc động khi xem lại “những chứng tích chiến tranh” được giữ, trưng bày ở bảo tàng”, chị Vân nói.

Tôi bất chợt nhớ tới chi tiết này khi đi dọc Đài tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam trong Khu tưởng niệm các Cựu chiến binh Chiến tranh Việt Nam (Vietnam Veterans Memorial) trong khu Quảng trường Quốc gia Washington DC. Rồi tôi cũng chợt nhớ tới những bức ảnh treo tại Bảo tàng Chứng tích chiến tranh phần nào khắc họa khuôn mặt chiến tranh của những tay máy sừng sỏ như Horst Faas, Tim Page, Nick Út, Henri Huet...

Trong đó, tôi nhớ, có bức Horst Faas chụp “một lính Mỹ giấu tên mang khẩu hiệu “Chiến tranh là địa ngục” viết tay trên mũ sắt tháng 6.1965. Người lính này phục vụ trong Lữ đoàn dù 173 với nhiệm vụ phòng thủ sân bay Phước Vinh”. Mắt anh ta thẳm buồn và cả nỗi nghi hoặc. Tôi đã bắt gặp một cô gái tóc vàng lặng người nhìn trân trân vào bức ảnh...

Tại Quảng trường Quốc gia Washington DC, các đài tưởng niệm quanh đó đều màu trắng, uy nghi, đồ sộ. Nhưng bức tường của Bức tường Đài tưởng niệm chiến tranh Việt Nam hình chữ V lại được làm bằng đá hoa cương đen. Như một nỗi đau ám ảnh người Mỹ hàng thập kỷ.

Cựu binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam đến từ bang Missouri tìm tên một người bạn trong cuốn “Vietnam Veterans Memorials-Directoty of names, 1959 - 1975”.
Bức tường làm bằng đá đen hình chữ V nằm với chiều dài mỗi cạnh khoảng 75 mét; được ghép lại từ 72 tấm đá hoa cương quý lấy từ thành phố Bangalore của Ấn độ và được đánh số theo thứ tự.
Nơi cung cấp thông tin cho du khách.
Những cựu binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam đến từ bang Missouri.
Nhân viên Đài tưởng niệm tô lại tên một người lính tử nạn từ bức tường vào tờ giấy giúp thân nhân của người lính tử nạn.
Cộng tác viên tình nguyện ở Đài tưởng niệm (ông giãi bày “Tôi chỉ là lính quân cảnh ở sân bay Tân Sơn Nhất”) giúp tìm thân nhân.
Đài tưởng niệm những phụ nữ Hoa Kỳ phục vụ trong chiến tranh Việt Nam (The Vietnam Women's Memorial).
Nỗi đau và niềm thương.
Bức tượng 3 người lính (The Three Soldiers).
Tưởng nhớ.

Đài tưởng niệm chiến tranh Việt Nam khởi công ngày 26.3.1982, hoàn công ngày 13.11.1982, mỗi năm hơn 5 triệu lượt khách tới thăm, khắc tên 58.318 lính Mỹ chết trong chiến tranh Việt Nam từ 1959 - 1975 (tính tới 5.2017).

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn