MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
“Cách đây hơn 20 chục năm, cả làng tôi sống nhờ vào dòng sông Tô, sông Nhuệ. Chiều chiều trẻ con, người lớn tắm giặt, bơi lội ở ngã ba sông, vui lắm. Khi đó, chỗ này nước sâu cả 3-4 mét nước, dưới sông cá, trai, hến rất nhiều. Nhưng giờ thì nước lúc nào cũng đen sì, mùi hôi nồng nặc, nhất là những hôm thời tiết thay đổi, nhà cửa lúc nào cũng phải đóng kín” - bà Nguyễn Thị Hoàn, nhà ở sát ngã ba sông Tô sông Nhuệ, cho phóng viên Báo Lao Động biết.

Đi dọc Tô Lịch - con sông ô nhiễm số 1 Việt Nam

hải nguyễn LDO | 12/01/2020 10:00

Hàng chục năm qua, các cơ quan hữu quan của TP.Hà Nội đã có rất nhiều giải pháp được đưa ra để giảm ô nhiễm, hồi sinh nhưng đến nay Tô Lịch vẫn là dòng sông “chết”. Phóng viên báo Lao Động đã có cuộc khảo sát từ điểm đầu sông Tô là đường Hoàng Quốc Việt đến điểm hợp lưu với sông Nhuệ tại xã Hữu Hòa (Thanh Trì) để quan sát mức độ ô nhiễm của dòng sông này.

Được biết, dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá (Hoàng Mai, Hà Nội) có công suất 270.000m3/ngày đêm, tổng vốn đầu tư hơn 16.000 tỉ đồng được khởi công tháng 10.2016, có nhiệm vụ xử lý nước thải của TP.Hà Nội từ sông Tô Lịch, dự kiến hoàn thành vào năm 2019. Nhưng đến thời điểm này, dự án vẫn còn rất nhiều hạng mục chưa thi công xong.

Sông Tô Lịch (Hà Nội) dài 14km, chảy qua địa bàn các quận Cầu Giấy, Thanh Xuân và Thanh Trì, tiếp nhận nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý khoảng 200.000m3 ngày đêm từ hơn 300 cống lớn nhỏ dọc hai bên bờ sông, chưa kể lượng nước thải của sông Lừ và sông Kim Ngưu đổ vào.
 
Ông Phạm Phi Hồng, nhà sát sông Tô đoạn chảy qua phường Kim Giang, phải đeo khẩu trang khi ngồi đọc báo.
 
Một công nhân của Công ty Thoát nước Hà Nội xin giấu tên nói rằng, mỗi ngày trên khúc sông dài hơn 1km từ cầu Mới, Ngã Tư Sở đến số nhà 260 Khương Đình, chị phải vớt khoảng 3-4 thuyền đầy, đủ mọi loại rác.
 
“Loại rác kinh khủng nhất đối với chúng tôi là các loại đệm, ghế salon do người dân thiếu ý thức quẳng xuống sông. Chúng tôi phải nhờ người dân ven đường hỗ trợ mới đưa được lên bờ” - chị công nhân Công ty Thoát nước Hà Nội cho hay.
 
Chị Nguyễn Thị Hồng - Trạm trưởng trạm Y tế xã Hữu Hòa (Thanh Trì) - cho biết: “Năm 2019 có gần 1.000 người đến khám tại trung tâm thì bệnh về đường hô hấp chiếm quá nửa. Hiện tại, xã có 50 người bị bệnh ung thư trên tổng số hơn 13.000 dân của xã Hữu Hòa (Thanh Trì), cao gấp gần 4 lần tỉ lệ trung bình ở Việt Nam, chưa tính số người khi có bệnh đi khám trực tiếp tại các bệnh viện lớn của Hà Nội không thống kê được thông tin“.

Và không rõ đến bao giờ, dòng sông Tô mới có thể hết ô nhiễm và trong xanh trở lại?

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn