MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Giếng ở xã Cao Thành, huyện Ứng Hòa, Hà Nội.

Giếng làng một mảnh hồn quê

Lê Bích LDO | 15/03/2020 17:12
Ở miền bắc, hầu như làng nào cũng có ít nhất một cái giếng. Giếng là một thành phần không thể thiếu đã tạo thành hình ảnh “cây đa, giếng nước, sân đình”. Giếng làng có nhiều hình đa dạng: Tròn, vuông, chữ nhật, bán nguyệt, bát giác... Giếng được đào rộng, xung quanh và thành giếng thường xây gạch, xếp đá hoặc gạch đá ong. Giếng không xây thành là giếng đất.

Giếng không chỉ cung cấp nguồn nước mà còn là nơi gặp mặt, chuyện trò của mọi người. Giếng không chỉ là nguồn nước mà còn mang nhiều ý nghĩa tâm linh đã tạo nên văn hóa làng. Một số giếng đặc biệt đến tuần tiết, dân làng lấy nước giếng để lễ Phật, tế Thành hoàng. Ngày hội làng, cũng nước giếng ấy được dùng để tắm thánh (lễ Mộc dục). Hiện nay, ở một số làng, hàng năm, dân làng lại tát giếng, thau giếng, gánh nước giếng về nhà ngay sau giao thừa hoặc ngày đầu tiên của năm mới để cầu mong sự đủ đầy, hòa thuận.

Giếng Đình Quan Xuyên thuộc xã Thành Công, Khoái Châu, Hưng Yên. Giếng nước nằm ngay bên đầu hồi trái của đình, phía trước cửa chùa.
 
Giếng làng thôn Hạ Lát, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
 
Giếng bên chùa Trăm Gian xã Tiên Phương (huyện Chương Mỹ, Hà Nội). Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Khắc Xương cho rằng, giả thuyết giếng Chùa cùng tuổi chùa Trăm Gian là có cơ sở. Hơn nữa, giếng Chùa còn được nhắc tới từ thời xa xưa, nước trong và ngọt dịu. Kiểu dáng giếng lại bậc cao bậc thấp phần vành, hội tụ đủ tinh hoa cổ giếng. Dù xã đã có nước giếng khoan và nước máy, nhưng người dân vẫn quen ra đây tắm giặt, chuyện trò.
 
Giếng làng Trung Kính Thượng xưa, nay là phố Nguyễn Ngọc Vũ (Cầu Giấy, Hà Nội).

Tôi thích nhất một ý của họa sĩ Lê Thiết Cương về giếng: “Giếng là nơi sâu nhất của làng... Sâu nhất, thấp nhất cũng có nghĩa là nơi chứa đựng được nhiều nhất. Cho nên, lòng giếng cũng là lòng làng, lòng người”.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn