MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

GIỜ CỔ TRUYỀN CỦA NGƯỜI XƯA TRONG LUẬN ĐOÁN VẬN MỆNH

Nguyễn Văn Chung (Viện Nghiên cứu Ứng dụng Kiến trúc Phong thủy) LDO | 02/02/2020 12:00
Đồng hồ mới có khoảng 500 năm nay. Người ngày nay dùng giờ đồng hồ tính giờ cổ truyền để lập các quẻ Tử vi, Tứ trụ, Bát tự hà lạc, Lục nhâm đại độn, Thái Ất thần kinh... luận đoán mệnh vận con người.

    Tất cả các chuyên môn nói trên đều phụ thuộc vào giờ sinh cổ truyền (Tý, Sửu, Dần, Mão...). Cách tính giờ cổ truyền của người ngày nay khác hẳn cách tính giờ cổ truyền của người xưa. Người ngày nay căn cứ vào giờ đồng hồ: Cứ 2 giờ đồng hồ bằng 1 giờ cổ truyền. Tại cùng một thời điểm, giờ đồng hồ và giờ cổ truyền đó đều giống nhau cho tất cả các địa phương trong cả nước.

   Điều này khác hẳn với quan niệm của người xưa, tại nơi cư trú của mình (ví dụ Hà nội, Hải Phòng, Trường Sa, Lào Cai, Cần Thơ...), người xưa cắm một cọc tiêu, căn cứ vào bóng chiếu của mặt trời qua cọc tiêu, chiếu xuống mặt đất để tính giờ cổ truyền như hình vẽ dưới đây. Theo thiên văn hiện đại thì giờ cổ truyền của các địa phương có kinh tuyến khác nhau thì phải khác nhau:

 A: Cọc tiêu, ghi mặt trời đứng bóng (tròn bóng) ở kinh tuyến 1050 Đ (Kinh tuyến trung tâm của Việt Nam) - giờ chính Ngọ, giữa trưa. 

           AB: Giờ Tị; AC: Giờ Thìn;  AD: Giờ Mùi;  AE: Giờ Thân.

Trái đất hình cầu = 3600. Trái đất quay một vòng quanh quĩ đạo mặt trời mất 24 giờ đồng hồ.

 1 giờ đồng hồ  = 3600 : 24 giờ = 150 (kinh độ).

10 = 60 phút đồng hồ: 15 = 4 phút đồng hồ. 

10 = 60’ (phút kinh độ);  1’ = (4 phút đồng hồ x 60 giây đồng hồ): 60 = 4 giây đồng hồ.

  Vậy hai kinh tuyến kề nhau, cách nhau 4 phút đồng hồ. Hai phút kinh độ kề nhau cách 4 giây đồng hồ.

         Ví dụ: Khi đồng hồ chỉ 8h 57 phút, giờ cổ truyền được qui đổi là giờ Thìn. Đó là giờ Thìn ở kinh tuyến 1050 Đ. Đúng lúc đó tại xã An Sơn, huyện Thủy Nguyên, Thành phố Hải Phòng có kinh độ 106034’00’’Đ, cách kinh tuyến trung tâm là: 106034’00’’Đ - 105000’00’’Đ = 1034’00’’Đ. Khoảng cách này tương ứng với giờ đồng hồ là 4 phút + (4 giây đồng hồ x 34’kinh độ) = 6 phút 16 giây đồng hồ.

 106034’00’’Đ, giờ tương ứng với đồng hồ là 8 giờ 57 phút + 6 phút 16 giây = 9 giờ 03 phút 16 giây đồng hồ, như vậy theo giờ cổ truyền phải là giờ Tị.

   Có thể nêu một ví dụ khác như sau:

  Lịch Việt nam ghi ngày âm lịch Canh Ngọ 30 tháng chạp Ất Sửu, năm Mậu Tý (2008) theo đồng hồ, hai đứa trẻ đều được sinh ra một lúc 22h 58 phút.

 - Đứa trẻ thứ nhất sinh tại Trạm xá Hồ Bốn thuộc huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái có kinh tuyến 103056’22’’, phía Tây so với kinh tuyến Trung Tâm, nhỏ hơn 1050Đ  -   103056’22’’ = 1003’38’’ (3’38’’ nhỏ dưới 4’ nên bỏ) còn 10 = 4 phút đồng hồ.

 Trong khi đó giờ thực tại Trạm xá Hồ Bốn: 22 giờ 58 phút - 4 phút = 22 giờ 54 phút. Theo giờ cổ truyền là giờ Hợi.

 - Đứa trẻ thứ hai sinh ra ở Trạm xá xã Hoài Hương, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, kinh độ là 109005’Đ, phía Đông so với kinh tuyến trung tâm, lớn hơn: 109005’Đ - 1050Đ = 4005’. Qui tròn: 40 = 40x 4 phút đồng hồ = 16 phút đồng hồ.

 Giờ thực tại trạm xá xã Hoài Hương: 22 giờ 58 phút + 16’ = 23 giờ 14 phút. Giờ cổ truyền là giờ Tý của ngày hôm sau rồi.

Vậy lá số của đứa trẻ sinh tại xã Hồ Bốn có can chi năm, tháng, ngày, giờ là: Năm Mậu Tý, tháng Chạp Ất Sửu, ngày Canh Ngọ, giờ Đinh Hợi. 

 Còn lá số của đứa trẻ sinh tại xã Hoài Hương, can chi năm, tháng, ngày, giờ là: Năm Kỷ Sửu, tháng Bính Dần, ngày Tân Mùi, giờ Mậu Tý.

Sự khác nhau đó, đa số các nhà nghiên cứu viết sách cổ học phương Đông và các nhà dự đoán mệnh vận con người trên thế giới và trong nước gần như chưa biết. Họ đều lập quẻ cho đứa trẻ sinh tại Bình Định có can chi năm, tháng, ngày, giờ giống như đứa trẻ sinh ra tại Yên Bái.

 Người xưa xây dựng các môn dự đoán mệnh vận con người cùng với cách lập các “quẻ bói” dựa vào 4 tiêu chí năm, tháng, ngày, giờ sinh theo âm lịch.

Ngày nay các nhà cổ học phương Đông vẫn luận đoán vận mệnh con người theo các tiêu chí của người xưa, nhưng lại không theo giờ sinh của người xưa nên có nhiều nhầm lẫn.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn