MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Chiến sĩ Nguyễn Thành Đô, lữ đoàn 168 pháo binh, quân khu 2 bị một quả đạn pháo bắn trúng. Hầm sập, anh bị gãy xương sống, liệt cả hai chân.

"Liệt sĩ sống"

dương quốc bình LDO | 10/06/2018 07:36
"Liệt sĩ sống" là những thương binh đặc biệt, bị mất trên 81% sức khoẻ. Nhà nước đã có chính sách khi họ mất do vết thương tái phát hoặc chết khi đang điều trị sẽ được tôn vinh là những liệt sĩ quên mình vì Tổ quốc (Nghị định 31/2013/NĐ-CP). 
Mặt trận Vị Xuyên là nơi diễn ra các cuộc giao tranh ác liệt nhất trong cuộc chiến tranh biên giới, một lượng đạn pháo khổng lổ, đánh bạt cả núi, chỉ còn trơ ra đá vôi, nên mặt trận này có cao điểm được gọi tên là "Lò vôi thế kỷ" hoặc “Đồi thịt băm”.
Chiến sĩ Nguyễn Thành Đô, lữ đoàn 168 pháo binh, quân khu 2 bị một quả đạn pháo bắn trúng. Hầm sập, anh bị gãy xương sống, liệt cả hai chân. 
Một số hình ảnh đơn sơ, giản dị của các "liệt sĩ sống":
Ở cùng anh là một người đồng đội, cũng là chiến sĩ trong cuộc chiến tranh biên giới.
Anh là Lê Văn Tý, sinh năm 1960, nhập ngũ khi vừa tròn 18 tuổi, chiến đấu tại chiến trường Đồng Đăng, Lạng Sơn. Pháo địch cũng tàn phá cơ thể của anh, gãy xương sống, liệt cả hai chân, vệ sinh không tự chủ.
Mất 3 tháng mới ngóc được đầu, mất từng ấy thời gian nữa mới ngồi được, da thịt bị lở loét do phải nằm nhiều, cuộc chiến tâm lý với chính bản thân anh cũng khốc liệt không kém. “Người bình thường bị ốm phải nằm một ngày đã khó chịu rồi, huống hồ mình xác định phải như thế này cả đời“.
Trà thuốc mỗi buổi chiều của hai cựu chiến binh. Chiến tranh vốn để lại sự khốc liệt và đau thương vô cùng lâu dài. Đây chỉ là hai số phận trong biết bao thương binh trên cả nước. Họ đã hy sinh tuổi trẻ, xương máu và chịu bao đau đớn thể xác cả cuộc đời để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đồng bào như những anh hùng dân tộc. Anh Đô, anh Tý và các thương binh khác xứng đáng nhận được sự cảm phục và giúp đỡ của các thế hệ đi sau.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn