MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Thể dục dụng cụ bao gồm nhiều nội dung như cầu thăng bằng, xà đơn, xà kép, ngựa tay quay... Đây được đánh giá là bộ môn khó khăn bậc nhất trong các môn thể thao Olympic. Để trở thành vận động viên (VĐV) thể dục dụng cụ phải bắt đầu luyện tập từ lúc 4-5 tuổi. Trong suốt quá trình đó, huấn luyện viên (HLV) không chỉ là người đồng hành và chỉ dạy cho các VĐV kỹ năng chuyên môn mà còn cả kỹ năng sống

Những người thầy không cầm phấn

Bài và ảnh Linh Huế LDO | 20/11/2022 07:02
Dù không đứng trên bục giảng với bảng đen, phấn trắng nhưng các huấn luyện viên Đội tuyển thể dục dụng cụ Quốc gia là những người thầy với giáo án được soạn riêng cho từng vận động viên của mình.

Thể dục dụng cụ bao gồm nhiều nội dung như cầu thăng bằng, xà đơn, xà kép, ngựa tay quay... Đây được đánh giá là bộ môn khó khăn bậc nhất trong các môn thể thao Olympic. Để trở thành vận động viên (VĐV) thể dục dụng cụ phải bắt đầu luyện tập từ lúc 4-5 tuổi. Trong suốt quá trình đó, huấn luyện viên (HLV) không chỉ là người đồng hành và chỉ dạy cho các VĐV kỹ năng chuyên môn mà còn cả kỹ năng sống (ảnh 1)

 

Từng là một trong những VĐV ghi dấu ấn trong bộ môn thể dục dụng cụ, Trương Minh Sang đã giải nghệ và trở thành HLV trẻ nhất của Đoàn thể thao Việt Nam sau khi đạt huy chương vàng trong kỳ SEA Games 26. Anh chia sẻ: “Người thầy nào cũng từng là học trò, nên tôi luôn có sự cảm thông với những vất vả và áp lực của vận động viên”. Thành tích chỉ có được khi trải qua quá trình khổ luyện đổ rất nhiều máu, mồ hôi, nước mắt. Chính vì thế, dẫu là thầy nhưng cũng cần học hỏi, trau dồi kinh nghiệm để giúp học trò của mình phát huy tốt nhất những gì đang có (ảnh 2).

 

Trong bộ môn thể thao chuyên nghiệp, sự kiên trì là yếu tố được đánh giá cao, sự kiên trì đó phải đến từ cả VĐV và HLV. Những vận động viên có năng khiếu tốt, tiếp cận kĩ thuật rất nhanh nhưng không có tính kiên trì cần được HLV rèn giũa, truyền lửa giúp VĐV phát huy những ưu, nhược điểm để khắc phục (ảnh 3).

 

Thể dục dụng cụ là môn thể thao đặc thù, khi thực hiện các bài tập đòi hỏi thể lực, tính linh hoạt, nhanh nhẹn, cân bằng, uyển chuyển nên tiêu chí quan trọng nhất để trở thành một VĐV thể dục dụng cụ là hình thể. Nếu như chân vòng kiềng hay tay bị cán vá (khủy tay bị cong ra bên ngoài - PV) sẽ không được chọn vì ảnh hưởng đến động tác, bài tập phát triển về sau. Trong ảnh 4 là Khánh Phong, gương mặt VĐV trẻ tiềm năng của thể dục dụng cụ (ảnh 4).

 

Khung giờ luyện tập hàng ngày từ 8h - 12h, 15h - 18 h. Với mỗi bài tập, VĐV cần đạt được độ chính xác của từng kỹ thuật, động tác nên nhiều buổi tập kéo dài 7 - 8 tiếng. Mỗi buổi tập, HLV Trương Minh Sang đều quan sát và ghi chép tỉ mỉ lại những ưu điểm và lỗi mà các VĐV gặp phải để từ đó có giáo án tập luyện riêng, phù hợp với từng VĐV (ảnh 5).

 

Duy trì thể thể lực, tập luyện với cường độ cao, thực hiện nhiều động tác khó, nguy hiểm, nên chấn thương đến với các VĐV của bộ môn này là điều dễ hiểu. Các HLV lẫn chuyên gia y tế đều yêu cầu VĐV thực hiện để hạn chế chấn thương là phải xây dựng nền tảng thể lực, sức khỏe cho cơ thể, đồng thời đảm bảo xương khớp chắc khỏe. Chấn thương là điều xảy ra thường xuyên với các VĐV thể dục dụng cụ, chỉ là ở mức độ nào. Với thể dục dụng cụ, toàn bộ sức mạnh tập trung vào đôi tay, sự khéo léo và chính xác (ảnh 6).

 

Nhìn thấy VĐV của mình biến áp lực thành động lực và giành được kết quả cao chính là niềm vui lớn của những người làm HLV. Tại SEA Games 31, Đội tuyển thể dục dụng cụ nam Việt Nam đã vượt chỉ tiêu, giành được 4 tấm huy chương vàng ở các nội dung: đồng đội nam, ngựa vòng, xà kép và xà đơn (ảnh 7). 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn