MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Những thiết kế làm thay đổi Châu Á và thế giới

LAN PHƯƠNG (Theo CNN) LDO | 13/02/2017 09:49
Một cuộc triển lãm về thiết kế và kiến thức tại bảo tàng M+ (Hong Kong) đang gây chú ý trong cộng đồng người yêu nghệ thuật Châu Á và thế giới. Một cuộc triển lãm về thiết kế và kiến trúc tại bảo tàng M+ (Hong Kong) đang gây chú ý trong cộng đồng người yêu nghệ thuật Châu Á và thế giới.     Một cuộc triển lãm về thiết kế và kiến trúc tại bảo tàng M+ (Hong Kong) đang gây chú ý trong cộng đồng người yêu nghệ thuật Châu Á và thế giới.     Một cuộc triển lãm về thiết kế và kiến trúc tại bảo tàng M+ (Hong Kong) đang gây chú ý trong cộng đồng người yêu nghệ thuật Châu Á và thế giới.  

Mặc dù chỉ chính thức khánh thành vào năm 2019, nhưng bảo tàng M+ nằm ở quận văn hóa Tây Cửu Long của Hong Kong đã nhận được rất nhiều sự chú ý nhờ các hoạt động triển lãm mang tính chất khởi động của mình.

Lấy ý tưởng từ khái niệm “bảo tàng và hơn thế nữa”, M+ có chi phí lên tới 645 triệu USD, và được kỳ vọng sẽ vượt xa ranh giới của những bảo tàng truyền thống. Tập trung trưng bày và quảng bá nghệ thuật đương đại, kiến trúc và thiết kế, M+ là không gian bảo tàng đa chuyên ngành đầu tiên tại Châu Á.

Ghế “bắp cải” của studio Nendo.

 

Một cuộc triển lãm mang tên “Thay đổi các mục tiêu: Thiết kế từ bộ sưu tập M+” hiện đang diễn ra tại M+. Chịu trách nhiệm bởi giám tuyển (curator) nổi tiếng trong lĩnh vực thiết kế và kiến trúc Aric Chen, triển lãm tập trung vào những thiết kế ứng dụng - từ đồ nội thất, đồ dùng bếp, cho đến tranh áp-phích, thiết bị bay không người lái và điện thoại di động… - được đánh giá nhờ tính thông mình, ưa nhìn và độ phổ biến cao. Đồng thời, nó cũng hé lộ một góc nhỏ trong bộ sưu tập thiết kế và kiến trúc, bao gồm hơn 2.500 hiện vật của bảo tàng M+.

Triển lãm được trưng bày theo hai chủ đề chính là quá khứ và đương đại. Trong khu vực đầu tiên, khách tham quan sẽ được chiêm ngưỡng những thiết kế ra đời trong bối cảnh lịch sử Châu Á, bắt đầu từ Nhật Bản - quốc gia Châu Á đầu tiên tiến hành công nghiệp hóa hậu chiến.

Giao thoa thiết kế và kiến trúc giữa các quốc gia

Xuất hiện vào năm 1959, chiếc nồi cơm điện đầu tiên trên thế giới do Toshiba sản xuất đã giúp cuộc sống của hàng triệu phụ nữ Đông Nam Á trở nên dễ dàng hơn. Giờ đây, sản phẩm này có thể được tìm thấy tại bất kỳ căn bếp nào trên khắp thế giới.

Cột đèn do Le Courbusier thiết kế tại thành phố Chandigarh (Ấn Độ).

 

Những ví dụ tương tự về sự giao thoa thiết kế và kiến trúc giữa các quốc gia, cũng được tìm thấy ở nhiều nơi khác của Châu Á.

Thành phố Chandigarh ở phía Bắc Ấn Độ được biết đến là một thánh địa cho những ai yêu nghệ thuật hiện đại. Được xây dựng theo yêu cầu của vị Thủ tướng Ấn Độ đầu tiên Jawaharlal Nehru, “Chandigarh” là tác phẩm của công trình sư, kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp, gốc Thụy Sĩ, thuộc trường phái kiến trúc hiện đại Le Corbusier. Thành phố gây ấn tượng sâu sắc với những ý tưởng về một lãnh thổ độc lập: trường tồn với thời gian và đi trước thời đại. M+ đã đem đến cho người xem cơ hội được thưởng thức sự độc đáo của Chandigarh qua một loạt hiện vật được trực tiếp đem về từ thành phố này, như một cột đèn bê-tông có hình dạng một không hai, do chính Le Courbusier thiết kế…

Tủ đứng Ettore Sottsass tại triển lãm M+.

 

Tương tự, tại Trung Quốc, thiết kế cũng được sử dụng để giúp thống nhất đất nước, cũng như tuyên truyền những đường lối, sách lược của chính quyền. Điều này được thể hiện qua những cuốn sách hướng dẫn do các cơ quan Nhà nước phát hành, trong đó đưa ra những luật lệ cần tuân theo trong thiết kế đồ nội thất, đồ dùng tráng men hay thiết kế hình ảnh - đang được trưng bày trong triển lãm của M+. Du khách cũng có thể tìm thấy những khẩu hiệu quen thuộc, từng xuất hiện trong các nhà máy Trung Quốc những năm 1970, kêu gọi công nhân chăm chỉ sản xuất và tự hào với những sản phẩm mình làm ra.

Tiềm năng không giới hạn của thiết kế

Khu trưng bày thu hút nhiều người xem nhất của cuộc triển lãm, có lẽ chính là nơi giới thiệu các thiết kế hậu hiện đại, và những ý tưởng chúng gửi gắm thông qua những màu sắc, họa tiết, hình dáng… đầy mới lạ.

Một trong những ví dụ đáng chú ý nhất là trường hợp Ettore Sottsass - “cha đẻ” của phong trào nghệ thuật “phản thiết kế” từng nở rộ tại Italy những năm 1960; đồng thời là một nhà thiết kế có niềm say mê đặc biệt với Ấn Độ. Triển lãm M+ trưng bày tác phẩm nổi tiếng của Sottsass - tủ đứng Superbox (làm bằng chất liệu gỗ dán, có họa tiết bên ngoài là các sọc ngang vàng, xanh đan xen và hình dáng được cho là lấy cảm hứng từ biểu tượng Linga trong văn hóa Hindu) - cùng một số thiết kế, như bản vẽ phác thảo, ghế, đồng hồ, đồ gốm… của hai thành viên người Nhật trong phong trào “phản thiết kế” là Kuramata Shiro và Umeda Masanori.

Bên trong triển lãm “Thay đổi các mục tiêu: Thiết kế từ bộ sưu tập M+” tại bảo tàng M+ (Hong Kong).

 

Khách tham quan triển lãm của M+ có thể dễ dàng cảm nhận được những tiềm năng không giới hạn của thiết kế. Có thể kể ra chiếc ghế “bắp cải” do studio Nendo thiết kế, lấy cảm hứng từ loại vải xếp li của nhà thiết kế thời trang nổi tiếng Issey Miyake, bộ chụp đèn được tạo ra bằng cách bện xoắn một cuộn dây điện của nhà thiết kế người Hàn Quốc - Lee Kwangho, hay Phantom 1 của công ty đặt tại thành phố Thâm Quyến, DJI - một trong những thiết bị bay không người lái và lắp sẵn đầu tiên được sản xuất cho thị trường đại chúng…

Triển lãm cũng dành không gian trưng bày một số sản phẩm thiết kế của các tác giả vô danh đến từ Trung Quốc, trong đó, đáng chú ý có loại điện thoại di động chi phí thấp, dành riêng cho người già, với nút bấm và màn hình cỡ đại…

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn