MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Nhân vật trò Chiêm thành thường mặc phục trang màu đỏ, nhân vật gồm có chúa, mế nàng, phỗng, quân.

Rực rỡ múa trò Xuân Phả

Bài và ảnh Nguyễn Dũng - Hải Nguyễn LDO | 10/07/2022 08:21

Múa Xuân Phả là bộ môn nghệ thuật có giá trị văn hóa vô cùng to lớn trong kho tàng văn hóa dân gian của dân tộc Việt Nam. Trải qua hàng trăm năm gìn giữ và duy trì, trò Xuân Phả đã được nhà nước công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.

Múa trò Xuân Phả là sự kết hợp hoàn hảo giữa âm nhạc, lời ca, các điệu dân vũ và hóa trang nghệ thuật với sự xuất hiện của những chiếc mặt nạ đặc trung cho từng điệu múa. Trong năm điệu múa, chỉ ba điệu Chiêm Thành, Hoa Lang và Tú Huần có mặt nạ - những chiếc mặt nạ bằng gỗ chỉ che nửa mặt từ đỉnh mũi trở xuống, còn hai mắt cắm lông công. Trò Chiêm Thành và Hoa Lang người múa không đeo, mà ngậm mặt nạ nửa mặt bởi một chốt gỗ vào miệng. Mỗi điệu múa đều có những đặc sắc riêng về cả nội dung, hình thức và cách thức biểu diễn và lời ca.

Tiết mục Tú Huần còn gọi là “Lục Hồn Nhung” được mô phỏng tộc người Tú Huần sống ở miền núi phía Bắc đến cống tiến.

Trò Hoa Lang sẽ có 17 người đóng các vai nhân vật chúa ông, mế nàng, túi vải hoa... để diễn. Trang phục biểu diễn là áo dài năm thân màu xanh nước biển có trang trí hoa văn các loại phù hợp với các nhân vật.

Trò Ai Lao sử dụng lời ca, điệu khúc, các động tác múa và âm nhạc để thể hiện nội dung.

Nhân vật trò Chiêm thành thường mặc phục trang màu đỏ, nhân vật gồm có chúa, mế nàng, phỗng, quân. Theo nhịp trống rung, đi đầu trò là hai phỗng đi hàng đôi, vừa đi vừa hát, theo sau là chúa và các quân.

Trò Hoa Lang sẽ có 17 người đóng các vai nhân vật chúa ông, mế nàng, túi vải hoa... để diễn.

Tiết mục Tú Huần còn gọi là “Lục Hồn Nhung” được mô phỏng tộc người Tú Huần sống ở miền núi phía Bắc đến cống tiến. Đặc biệt trò Tú Huần được lưu truyền rộng rãi hơn các trò khác và theo nghiên cứu sử học đây cũng là một trong những trò lâu đời nhất. Đoàn trò Tú Huần mặc quần áo màu xanh nước biển, từ bà già đến đàn con đều đeo mặt nạ bằng gỗ.

Nghệ nhân Bùi Văn Hùng - người gần như gắn cả cuộc đời mình với việc bảo tồn phát huy trò Xuân Phả.

Theo nghệ nhân Bùi Văn Hùng - người gần như gắn cả cuộc đời mình với việc bảo tồn phát huy trò Xuân Phả - chia sẻ: “Múa Xuân Phả có từ rất lâu đời, gắn với việc thần hoàng làng Xuân Phả có công giúp vua Đinh dẹp loạn 12 sứ quân. Để tỏ lòng biết ơn thần hoàng làng, Đức Vua đã cho tổ chức lễ hội ăn mừng tại miếu thờ trong làng, và ban cho nhân dân 5 điệu múa: Hoa Lang, Tú Huần, Chiêm Thành, Ngô Quốc, Ai Lao mô tả cảnh 5 quốc gia cổ đem lễ vật cùng với những tiết mục múa hát đặc sắc của quốc gia họ để chúc mừng Hoàng đế nước Việt xưa”.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn