MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Những số báo Cách mạng đầu tiên mang đậm dấu ấn lịch sử dân tộc được sưu tầm và trưng bày tại một khu vực riêng. Ảnh: Nguyễn Thuý

Sống lại khoảng trời báo chí Cách mạng

THU THẢO - NGUYỄN THUÝ LDO | 19/06/2022 13:00
Tại Bảo tàng Báo chí, hơn 20.000 hiện vật, tài liệu in đậm dấu ấn Báo chí Cách mạng Việt Nam đang được trưng bày. Mỗi hiện vật đều có một câu chuyện riêng, một hành trình đặc biệt ghi dấu lịch sử báo chí dân tộc, hay đồng thời, cũng chính là tấm lòng của những người sở hữu, sưu tầm và quy tụ chúng.

Xuất phát từ ý tưởng, tâm huyết gìn giữ, tôn vinh và phát huy mạnh mẽ truyền thống tốt đẹp các thế hệ người làm báo Việt Nam, Bảo tàng Báo chí (nằm tại quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội) đang trưng bày hơn 20.000 hiện vật, tài liệu gắn liền với lịch sử báo chí dân tộc trên diện tích 1.500m2.

Một số đồ dùng thiết yếu trong thời chiến của các nhà báo Cách mạng. Ảnh: Nguyễn Thuý

Trong kho tư liệu đồ sộ của Bảo tàng Báo chí Việt Nam lưu giữ, du khách sẽ được chiêm ngưỡng hàng loạt hiện vật từng được các tập thể, cá nhân làm báo trân trọng, giữ gìn nhiều năm. Đó là “hầm báo” Nhân Dân dưới làn bom đạn, phòng tối tráng ảnh của Thông tấn xã Việt Nam hay chiếc máy quay “ngựa trời” đánh dấu sự khai sinh của truyền hình Việt Nam; chiếc máy ghi âm Marantz sử dụng từ 1992 và đầu đọc băng cối được cán bộ công nhân viên của Ðài Phát thanh và Truyền hình Ninh Bình sử dụng nhiều chục năm trước. Đây đều là những ký ức, kỷ vật vô giá, tái hiện những câu chuyện sống động để tôn vinh các thế hệ người làm báo Việt Nam.

Bộ máy thu phát tin sử dụng tại chiến trường miền Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Ảnh: Nguyễn Thuý
Thẻ nhà báo của một số nhà báo Cách mạng cũng được bảo tàng trưng bày. Đây là thẻ của ông Nguyễn Bá Từ - đặc phái viên của bản báo ở miền Nam Trung Bộ. Ảnh: Nguyễn Thuý
 
Chiếc máy quay “ngựa trời” đánh dấu cột mốc đầu tiên của tờ báo hình đầu tiên của Việt Nam - Đài Truyền hình Việt Nam vào ngày 7.9.1970. Ảnh: Nguyễn Thuý
 
Xe đạp Thống nhất nữ của nhà báo, liệt sĩ Đặng Loan, báo Miền Tây Nghệ An. Phương tiện đi lại và làm báo từ năm 1960-1965. Ngoài ra, còn có xe đạp Thống nhất nam của nhà báo Văn Hiền, báo Nghệ An được đặt bên cạnh. Ảnh: Nguyễn Thuý

Theo nhà báo Trần Kim Hoa - Giám đốc Bảo tàng Báo chí chia sẻ, khi được tiếp cận và sở hữu thêm một tờ báo cũ, một bức ảnh quý, hay một hiện vật độc đáo gắn với nghề báo, chị và anh em đang công tác tại bảo tàng lại thấy hạnh phúc vô cùng. Đặc biệt, họ lại thấy có thêm động lực, niềm tin để chạy đua cùng thời gian đi sưu tầm những hiện vật cũ và càng thêm trân quý công việc mình đang theo đuổi, để thực hiện mơ ước xây dựng ngôi nhà di sản của những người làm báo Việt Nam thêm giàu đẹp hơn.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn