MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Ðàn đá Khánh Sơn (Khánh Hòa).

Sự lãng quên tiêu diệt tất cả

HÀ QUANG MINH LDO | 13/11/2016 18:42
Tôi ngồi uống bia một buổi tối nọ, với một người nghệ sĩ đàn Goong. Cây đàn Goong là đàn gì? Đó là một nhạc cụ truyền thống của Tây Nguyên, phổ biến ở Kon Tum và Gia Lai. 
Người nghệ sĩ đàn Goong đó tuổi ngoài 40 một chút. Anh được coi gần như là người chơi đàn Goong duy nhất còn sót lại ở Sài Gòn. Nhưng anh không sống bằng nghề đàn Goong. Tất nhiên rồi, nếu anh sống được bằng nghề chơi đàn Goong, anh sẽ không phải là người duy nhất (hoặc cực kỳ hiếm hoi) biết chơi đàn Goong ở Sài Gòn. Anh đi chơi nhạc, đánh guitare, ở những quán bar, phòng trà nho nhỏ của thành phố. Thỉnh thoảng anh đi thu âm, cho các dự án nho nhỏ của những nghệ sĩ khác. Đó chính là sinh kế chủ yếu của anh. Cha anh cũng là một nghệ sĩ đàn dân tộc. Cả đời ông gắn với cây đàn đá Khánh Sơn. Anh hồn nhiên kể: “Ngày nhỏ, tui toàn phải phụ ông vác đàn. Cục nào cục nấy bự thế này này. Lúc đó tui than, sao ba không kiếm cái đàn nào nhỏ nhỏ như đàn sỏi, cục nào cục nấy xíu xiu, chơi cho đỡ mệt?”. Câu hỏi ngày anh nhỏ, giờ nó như vận vào thân của người nghệ sĩ nhạc cụ dân tộc nói chung vậy. Sao không chọn cái nào dễ kiếm sống một chút mà chơi? Chọn những thứ khó sống như thế làm nghề, không sớm bỏ nghề thì cũng chết đói chắc. Nói đến đây, tôi thấy trân trọng những người chơi nhạc cụ dân tộc, đặc biệt là các nhạc cụ hiếm vô cùng. Họ đầu tư trọn vẹn cả cuộc đời cho một thứ mà dân tộc cần phải giữ nhưng ở ngoài kia, cả một đám đông lại vô tình đang tiêu diệt tất cả những thứ ấy bằng sự lãng quên. Sau buổi tối uống bia với người nghệ sĩ đàn Goong, tôi mày mò lên Youtube tìm các video về đàn đá, đàn Goong… và tôi dừng lại rất lâu, xem đi xem lại nhiều lần tiết mục mà nghệ sĩ Đỗ Lộc biểu diễn với cây đàn đá. Đó là tác phẩm “Chào mặt trời mọc” do chính ông sáng tác. Buổi diễn ấy được tổ chức tại nhà riêng của Giáo sư Trần Văn Khê. Sinh thời, ông Khê hay tổ chức giao lưu định kỳ tìm hiểu âm nhạc dân tộc tại nhà. Bây giờ, ông mất rồi, không biết còn ai làm điều đó. Tôi tự hỏi, mười năm nữa, hoặc có thể hai mươi năm nữa, có người Việt nào còn biết chơi những cây đàn hiếm như Goong hay đàn đá hay không? Hay lúc đó, thế hệ làm chủ thời đại sẽ chỉ biết đến nhiều nhạc cụ dân tộc qua những tư liệu, và những bản ghi âm? Viễn cảnh ấy không phải là một lo sợ tưởng tượng. Nó có thật bởi hiện nay, số người đi học nhạc cụ dân tộc rất ít, và có học, họ cũng sẽ chỉ học những nhạc cụ mà ít ra cũng cho họ cơ hội đi kiếm sống cùng nó mà thôi. Không có cơ hội hành nghề để đủ nuôi sống bản thân mình, tất nhiên con người ta không dám theo đuổi những đam mê rồi. Và từ đó, nguy cơ những nhạc cụ dân tộc bị khai tử bởi sự lãng quên của chúng ta cũng lớn dần. Không thể trách những người không dấn thân vào đam mê vì hai chữ mưu sinh mà chúng ta cần phải trách những người không tạo điều kiện cho những người đam mê có thể sống thư thái với tài năng và đam mê của mình. Tôi đã từng xem mê mẩn video của những người bạn ghi lại cảnh họ xem các nghệ sĩ Mông Cổ trình diễn nhạc cụ dân tộc của họ, trong các khán phòng nhỏ, cho khách du lịch thưởng lãm. Và tôi tự hỏi, ngoài quan họ Bắc Ninh, ca Huế, đờn ca tài tử miền Tây Nam bộ, dường như chẳng một ai nghĩ đến chuyện dùng âm nhạc dân tộc để làm “du lịch văn hóa”. Chẳng hạn như ở Nha Trang. Khách du lịch ở đó chỉ biết tới biển, nắng, hải sản mà thôi. Còn bộ đàn đá Khánh Sơn mà những nghệ nhân như Nguyễn Đức Lộc, Nguyễn Chí Trung đã dành cả cuộc đời cho nó thì sao? Chúng ta đã mất rất nhiều nỗ lực để xóa bỏ bao cấp, song chúng ta cũng quên mất rằng, có những thứ vẫn cần phải có bao cấp, để nó duy trì được sự sống đáng quý của mình. Đó chính là những thứ gắn với văn hóa cổ truyền, những thứ ngày càng ít công chúng và không có cơ hội để bước vào thế giới có doanh thu của công nghiệp giải trí. Chính chúng ta đã lãng quên chúng, bằng sự thờ ơ của mình, bằng việc thiếu những chính sách linh hoạt để duy trì, khôi phục và phát triển chúng. Và sự lãng quên ấy sẽ khai tử một cách đau đớn tất cả những gì chúng ta có, những thứ mà với dân tộc khác, khi họ chứng kiến, họ sẽ thấy thú

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn