MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Cây gạo đơn côi bên bờ đê xã Lãng Sơn, Yên Dũng, Bắc Giang thu hút hàng trăm lượt nghệ sĩ tìm đến mỗi độ tháng 3.

Tạm biệt tháng 3, tháng của những xúc cảm vô thường

Bài và ảnh Quốc Dũng LDO | 04/04/2021 08:46
Tháng 3 báo hiệu một mùa sẽ qua đi như sự vô thường của thời gian. Đoản khúc giao mùa cất lên hòa cùng sắc hoa. Cuối xuân khi hoa xoan rụng rơi sắc tím, cũng là mùa bừng lên màu hoa gạo đỏ - màu của nắng vàng rực rỡ chói chang.

Cây gạo còn có tên gọi giản dị là mộc miên, hồng miên, hay hoa pơ lang. Tại Việt Nam, cây gạo xuất hiện ở nhiều làng quê Bắc Bộ, có khi sừng sững đầu làng, khi cô độc giữa cánh đồng, hay dọc những con đường đê bên sông. Nụ gạo chúm chím sắc đỏ pha xanh nhạt, lúc lỉu trên cành khô khẳng khiu, rồi bừng lên lưng chừng trời sắc đỏ.

Hai cây gạo cuối làng ở huyện Thường Tín, Hà Nội.

Thời gian hoa nở rực rỡ nhất kéo dài 2 - 3 tuần, thường là gần trọn tháng 3 trước khi cái oi bức kéo về báo trước một mùa hè rực nắng. Bông gạo rụng xuống không rơi rớt từng cánh, mà nhẹ nhàng trút xuống cả bông như giữ vững sự vẹn toàn của riêng mình, dù cho có vòng đời ngắn ngủi đến đâu.

Cây gạo bên dòng sông Trinh Nữ, xã Yên Mỹ - Yên Mô (Ninh Bình).
Cây gạo như biểu tượng của làng quê Bắc Bộ - Tế Tiêu, Mỹ Đức, Hà Nội.
Hoa gạo.
Hàng gạo thôn Đoan Nữ (Mỹ Đức, Hà Nội) là “nhân vật chính” của người họa sĩ.

Tháng 3 qua đi, hoa gạo nở rồi tàn, báo hiệu mùa Xuân đã qua, mùa Hạ đang tới, người nông dân chuẩn bị một vụ mới, cầu cho một năm sung túc nên hoa gạo còn là loài hoa đại diện cho hy vọng, hạnh phúc ấm no với những “ngọn lửa tình yêu” bùng cháy trên khắp làng quê Bắc Bộ.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn