MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Bón phân thích hợp để có vườn cam tốt phục vụ dịp Tết

Lê Quốc Phong LDO | 19/11/2017 06:39
Năm nay, ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung trải qua nhiều trận mưa to, bão lớn liên tiếp và kéo dài. Nhiều vườn trái cây trong đó có cam bị gió lay mạnh, có vườn bị lay gốc, đổ ngã, nhẹ cũng bị gãy cành, dập nát bộ lá, nền đất bị xói mòn, nước mưa mang hết chất dinh dưỡng ở tầng mặt đổ ra sông suối. 

Nhiều vườn cam từ Khánh hoà trở ra bị tổn thương nặng. Nhiều vườn cây đang mang trái bị rụng hàng loạt, làm thiệt hại đến thu nhập lớn của bà con. Ở các tỉnh Miền Nam, các trận mưa lớn kéo dài cũng gây ảnh hưởng đến sức sinh trưởng phát triển của cam, quýt.

Do đó, để có những vườn cam trĩu cành trong vụ Đông phục vụ cho nhu cầu dịp tết nguyên đán, bà con nên khẩn trương chăm sóc vườn cây một cách tích cực. Với các vườn cam bị đổ ngã, gãy cành, long gốc thì cần thu dọn sạch, cắt bớt cành bị gãy xước, chống đỡ cây, vun gốc, dọn vệ sinh để tránh các loại nấm bệnh xâm nhập. Kế đến là phục hồi sức khỏe cho cam bằng cách bón thêm phân N-P-K và vôi.

Với bà con ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung nên lưu ý, vườn cây đang trái thì vừa bón bổ sung vôi vừa bón phân Đầu Trâu loại N-P-K 13-13-13-+TE+Silic để bón thúc. Liều bón mỗi cây khoảng 100-150g cho một lần bón, tuỳ thuộc vào tình trạng của cây để gia giảm cho thích hợp.

Chỉ cần bón một loại này, khoảng 1-1,5 tháng bón 1 lần, vừa dưỡng trái, vừa tăng chất lượng của cam. Bà con không nên chỉ dùng phân Ure để bón vì bón chỉ Ure các cơi lá sẽ ra nhiều, kìm hãm trái cam tích lũy đường, chất lượng bị giảm và sâu bệnh có thể dễ phát sinh.

Bà con ở các tỉnh miền Nam có thể dùng loại phân Đầu Trâu N-P-K 16-16-16+TE để bón, liều lượng khoảng 50-70 g/cây 1 lần bón. Với vườn cam trái đang phát triển xanh, bộ lá không bị hại thì nên dùng Đầu Trâu N-P-K 15-5-20 TE để bón.

Bà con chú ý bổ sung thêm các loại phân hữu cơ trước khi vun gốc, đồng thời sử dụng các thân xác cây cỏ khô tủ quanh gốc để làm giảm thoát bốc hơi nước, nhưng tủ xa gốc khoảng 10-20cm để tránh nấm bệnh tấn công vào gốc rể của cam.

Với các vườn có các cành bị gãy nát, nhưng gốc cam còn vững chắc và chất lượng giống tốt thì bà con có thể xử lý bằng cách chặt cành gãy cách mặt đất 50-100cm, chăm sóc cho cành non tái sinh.

Nếu cây cam có tính chống chịu tốt nhưng chất lượng kém, bà con có thể ghép cải tạo bằng bo ghép từ nguồn cây cam khác theo cách ghép Topworking cũng sẽ tạo điều kiện vườn cam được cải thiện tốt và bền vững.

Những năm trước mưa thuận gió hòa, cam vụ Đông phục vụ cho dịp tết là cơ hội khá tốt để bà con trồng cam tăng thu nhập, năm nay điều kiện khó khăn hơn do mưa bão triền miên, nhưng nếu bà con có sự chuẩn bị tích cực ngay từ bây giờ và áp dụng đúng các quy trình canh tác, chăm sóc cây có múi một cách nhuần nhuyễn thì bà con cũng sẽ có nhiều thu nhập.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn