MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Phát triển cây có múi các tỉnh phía Bắc

Hoàng Huy LDO | 03/11/2017 06:36

Mới đây, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NNPTNT tỉnh Yên Bái tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề “Giải pháp phát triển cây có múi theo hướng an toàn bền vững”. Thật ra cây có múi đã được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc. Tuy nhiên để có hiệu quả cao, người trồng cần lưu ý đến lượng phân bón sao cho trái vừa nhiều, vừa ngon lại vừa đẹp.

Cây có múi vẫn thích hợp miền núi

Theo thống kê của Cục Trồng trọt, cam, bưởi, quýt… ở vùng trung du, miền núi phía Bắc có diện tích khoảng 43,5 nghìn ha, chiếm 23,5% diện tích cây ăn quả toàn vùng (184,4 nghìn ha), chiếm 60% diện tích cam, quýt, bưởi phía Bắc (72,6 nghìn ha) và bằng 27,6 diện tích cam quýt, bưởi cả nước (157,4 nghìn ha).

Tại Yên Bái, cây ăn quả có múi trên 2.846,41ha, tập trung chủ yếu ở các huyện Văn Chấn, Trấn Yên, Lục Yên, Yên Bình, trong đó có những giống có chất lượng ngon nổi tiến như bưởi Đại Minh, cam sành Lục Yên, cam đường Canh Văn Chấn…

Mục tiêu đến năm 2020, toàn tỉnh hình thành vùng trồng cây ăn quả có múi trên 4.000ha. Trong giai đoạn 2016 - 2020 sẽ hỗ trợ trồng mới, cải tạo 2.300ha cam, quýt, bưởi tại các huyện Văn Chấn, Lục Yên, Trấn Yên, Yên Bình... Đầu tư thâm canh, để nâng cao năng suất cây ăn quả có múi từ 45 tạ/ha hiện nay, lên trên 60 tạ/ha vào năm 2020. Đưa tổng giá trị sản phẩm cây ăn quả các loại đạt trên 300 tỷ đồng/năm.

Ông Phạm Ngọc Linh, PGĐ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây có múi (Viện Nghiên cứu Rau quả) cho rằng cây có múi yêu cầu tương đối khắt khe về đất trồng, đất phải có tầng canh tác sâu trên 70cm, đất thoáng nước tốt, mực nước ngầm sâu, pH thích hợp từ 5,5 - 6,5; đất có độ mùn cao, kết cấu tốt…

Trong sản xuất hiện nay có rất nhiều loại giống cây có múi được nghiên cứu tuyển chọn trong tập đoàn quỹ gen bằng phương pháp lai hữu tính, bằng xử lý đột biến và nhập nội. Tùy theo điều kiện tự nhiên và tập quán canh tác, khả năng tiêu thụ sản phẩm mà lựa chọn giống cây trồng phù hợp. Đối với giống mới cần tuân thủ quy trình khảo nghiệm tính thích ứng trước khi mở rộng diện tích.

Tại diễn đàn, Ban chủ tọa cùng với các chuyên gia tư vấn đã giải đáp những thắc mắc của người dân về các vấn đề như: Chính sách trong việc chuyển đổi cây có múi, giống cây mới, phương pháp nhân giống, các loại sâu bệnh hại cây…

Cách bón phân hiệu quả cho cây có múi

Giai đoạn cây còn tơ: Liều lượng phân bón cho cây có múi còn tơ được trình bày trong bảng 1. Phân NPK Đầu Trâu 20-20-15+TE được chia đều ra làm 4 lần bón, bón theo hình chiếu của tán cây. Phân hữu cơ bón một lần vào đầu mùa mưa, bón theo mép ngoài của mô cùng lúc với bồi mô. Phân đá vôi nung được bón một lần vào đầu mùa mưa, phân được rãi đều trên líp (bảng 1).

Giai đoạn cây cho trái: Liều lượng phân bón cho cây có múi giai đoạn cây cho trái có năng suất khoảng 40 kg/cây/năm được trình bày trong bảng 2. Khi năng suất trái gia tăng 1 kg/cây/năm thì lượng phân Đầu Trâu phải bón tăng thêm 1%. Phân hữu cơ và phân vôi không thay đổi (bảng 2).

Ngoài ra, người trồng cũng cần chăm sóc tốt cho cây. Chú ý đến một số loại sâu bệnh. Khi dùng thuốc cần tuân thủ theo hướng dẫn ở bao bì hoặc chỉ dẫn của cán bộ bảo vệ thực vật. 

 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn