MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Thận trọng với phát triển "cây rồng" ồ ạt

Hoàng Huy LDO | 28/05/2018 06:36

Thanh long gần đây được xuất khẩu nhiều đem đến lợi nhuận rất cao cho người trồng. Điều này khiến cho nhiều nhà vườn ồ ạt đưa thanh long xuống ruộng. Dĩ nhiên, thanh long có giá trị cao phải có được xuất xứ hàng hóa. Trái thanh long “ngoài luồn” sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng và có nguy cơ… cho heo ăn vì ế ấm.

Phát triển nóng

Thanh long được trồng nhiều tại huyện Chợ Gạo – Tiền Giang, nhưng thời gian gần đây nhiều vùng ở tỉnh này như huyện Tân Phước cũng phát triển rầm rộ. Giáp ranh với huyện Chợ Gạo (Tiền Giang), thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành (Long An) cũng ồ ạt trồng thanh long. Đây được xem là vùng chuyên canh thanh long. Người trồng ít nhiều đã có kỹ thuật canh tác nên hầu hết “sống được” từ nghề trồng thanh long.

Không chỉ đất lúa, trong những năm qua nông dân còn đang chặt bỏ nhiều vườn cây kém hiệu quả để chuyển sang trồng loại cây “rồng” này. Điều đáng nói, không chỉ diện tích thanh long tăng vọt mà ở huyện Châu Thành (Long An) còn nở rộ nhiều cơ sở, DN làm dịch vụ, kinh doanh và sơ chế thanh long xuất khẩu.

Thực tế mấy năm qua, chưa có loại cây trồng nào đem lại cho nông dân lợi nhuận cao như cây thanh long. Cứ mỗi ha trung bình lợi nhuận từ 300-500 triệu, thậm chí nếu trồng thanh long ruột đỏ, trúng giá lợi nhuận lên đến cả tỉ đồng. Có lẽ vậy mà mấy năm gần đây, người dân quyết bỏ lúa để trồng thanh long.

Nếu như năm 2010, toàn huyện Châu Thành mới chỉ có khoảng 1.000ha thì đến nay diện tích thanh long đã đạt gần 8.000ha. Trung bình mỗi năm, nông dân bỏ gần 1.000ha lúa để trồng thanh long. Theo kế hoạch, huyện tiếp tục dành đất cho cây thanh long, nâng lên 8.000ha vào năm 2020. Tuy nhiên, hiện người dân đã “chạy trước” kế hoạch khiến diện tích trồng thanh long đã tới đỉnh.

Chẳng riêng miền Tây, hiện nhiều nhà vườn ở miền Đông Nam bộ như các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa- Vũng Tàu, nhà vườn cũng đang hăng hái chặt bỏ những vườn cây ăn trái  để chuyển qua trồng cây thanh long.

Thực tế, nhiều chủ vườn ở đây dù chưa hề biết kỹ thuật trồng thanh long nhưng họ vẫn bất chấp rủi ro về thị trường hay dịch bệnh, quyết tâm chuyển hướng sang trồng loại cây này vì ham lời.

Nắm vững kỹ thuật, đầu ra

Để cây thanh long phát triển ổn định, cần phải quy hoạch vùng nguyên liệu, hạn chế trồng tự phát.

Đối với vùng nguyên liệu cây thanh long cần được chăm sóc tốt, tuân thủ kỹ thuật nhằm đảm bảo chất lượng xuất khẩu.

Cũng như các loại cây ăn trái khác, các khâu lên liếp, chọn giống đặc giống cần bón lót.

Đến giai đoạn cần bón phân ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng bắt đầu từ khi trồng đến năm thứ 2, nhà vườn chuẩn bị đất, đặt hom. Trước khi đặt hom, cần bón lót từ 10 – 20 kg phân chuồng hoai mục, ½ kg super lân hoặc thêm 1 kg vôi. Trong giai đoạn này, cây cần nhiều đạm để phát triển thân cành, nhiều lân để phát triển bộ rễ, phát triển chồi. Cây cần kali để cứng cáp và chống chọi sâu bệnh và một số chất trung vi lượng để cây phát triển cân đối.

Giai đoạn này, nên chia lượng phân bón ra làm nhiều lần, nhiều phần nhỏ để giúp cây hấp thụ tốt, giảm thất thoát. Trong năm đầu tiên, hoặc bón phân định kỳ 15 – 30/lần với 200g NPK, hoặc sử dụng tỷ lệ 16:16:8 hoặc 20:20:15 kết hợp với 200g ure. Khi cây leo đến đỉnh trụ, bón lân giúp rễ phát triển tốt, phun thêm phân bón qua lá chứa các chất trung vi lượng để giúp cây phát triển nhanh, bẹ to, khỏe xanh.

- Ở giai đoạn kinh doanh, tức khi cây mang trái ổn định tính từ năm thứ 3 trở đi, bón kali nhằm tăng độ ngọt và thịt trái chắc hơn. Lượng phân bón trung bình cho mỗi trụ như sau:

+ Phân chuồng: từ 20 – 30 kg phân chuồng hoai mục.

+ Phân vô cơ: NPK theo tỷ lệ khuyến cáo 500g đạm, 500g lân, 500g kali đổi ra tương đương 2,5kg NPK 20:20:15 cộng 200 clorua kali. Nhà vườn có thể sử dụng phân đơn như ure, lân, clorua kali để bón cho cây. Do cây thanh long cho trái thuận thường xuyên gối đầu, trên cây luôn có vừa nụ, vừa trái nên bà con nên chia lượng phân ra nhiều phần nhỏ để bón thì mới kịp thời cung cấp dinh dưỡng cho cây để nuôi trái. Có thể chia từ 30 – 50% tổng lượng phân bón cho cây vào vụ thuận và vụ nghịch (vụ xử lý đèn) lượng phân còn lại.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn