MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Giải mã súng trường chống tăng PTRD-41 “hàng độc” của Liên Xô

B.T LDO | 11/11/2014 06:30
Không đồ sộ như những loại súng chống tăng khác, súng trường chống tăng PTRD-41 có hình dáng độc đáo, gọn nhẹ, thanh mảnh. Tuy nhiên, sức mạnh của nó lại đối lập với vẻ bề ngoài. Cùng khám phá xem súng trường chống tăng PTRD-41 của Liên Xô mạnh cỡ nào?
PTRD-41 (ПТРД-41 - ПротивоТанковое Ружье Дегтярева образет 1941 года - Súng trường chống tăng của Degtyaryov kiểu năm 1941) là súng trường chống tăng được Hồng quân Liên Xô chế tạo và trang bị từ đầu năm 1941, trong Thế chiến thứ hai.

Một đặc điểm ưu việt trong thiết kế của PTRD-41 là nòng lùi tự do giảm sức giật kết hợp cơ chế tự động hất vỏ đạn: Nòng trượt về phía sau trong quá trình giật phản hồi, ép lò xo nằm bên trong ống báng. Thời điểm nòng lùi hết, tay xoay khóa nòng đập vào tấm cam nằm ở bên phải ống báng.
Tấm cam này buộc tay xoay khóa nòng xoay lên và làm khóa nòng mở. Nòng súng bị lò xo đẩy trượt về vị trí trước khi bắn và khóa nòng khá nặng tiếp tục lao về sau theo quán tính của chính nó, mở cửa buồng đạn. Vỏ đạn bị giữ trên bịt đáy nòng trượt qua lẫy hất bị bật ra ngoài.
Quá trình tự động mở khóa nòng hất vỏ đạn kết thúc, xạ thủ đã phải tự lắp viên đạn tiếp theo và đóng khóa nòng thủ công.
Nòng lùi tự do kết hợp cơ cấu tự động mở khóa nòng hất vỏ đạn cũng xuất hiện trước đó trên súng trường chống tăng Pz.B.38 của Đức, nhưng súng này không có cơ cấu đẩy về như PTRD-41.
Để giảm sức giật hơn nữa, nòng súng có bộ phận tản giật như của PTRS-41, nhưng đơn giản hơn nhiều, và báng súng có đệm đế báng.
PTRD-41 cũng như các Súng trường chống tăng khác, chỉ thích hợp đối kháng trực diện với những mục tiêu xe tăng hạng nhẹ giáp mỏng vào đầu Thế chiến.
Một số xe tăng hạng nhẹ như T-70/80/90 của Liên Xô có giáp quá dày so với khả năng xuyên của đạn 14.5x114mm.
Dù vậy, đạn 14.5x114mm đủ sức đương đầu với xe tăng Đức ở các hướng khác như hai bên và phía sau.
Xe tăng Đức có giáp thành xe mỏng hơn khả năng xuyên của đạn như Panzer I và II: 13 – 20 mm, III và IV: 30 mm, Và Panzer V Panther (lần đầu xuất hiện vào giữa năm 1943): 40 – 50 mm.
Càng ngày xạ thủ càng phải tiến tới gần mục tiêu hơn nếu muốn đảm bảo xạ kích đạt hiệu quả. Đối với xe tăng hạng trung Panzer V Panther, xạ thủ cần phải tiếp cận mục tiêu ít nhất tới khoảng cách 100 m.
Khả năng xuyên trên lý thuyết với đạn BS-41 của PTRD-41 cũng tương đương với PTRS-41. Có thể tham khảo bảng dưới đây:

 

Súng được thiết kế với thông số kỹ chiến thuật: Khối lượng 17,3 kg; Chiều dài 2.020 mm; Cỡ nòng 1.350 mm; Kíp chiến đấu 2 người

Gợi ý dành cho bạn