MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

LĐLĐ tỉnh Điện Biên: Có cơ chế khuyến khích cho tác giả có sáng kiến hay

Minh Phương LDO | 13/05/2022 10:27
Trong quá trình triển khai Chương trình “1 triệu sáng kiến nỗ lực vượt khó, sáng tạo quyết tâm chiến thắng đại dịch COVID-19” LĐLĐ tỉnh Điện Biên gặp không ít khó khăn nhất định, song LĐLĐ tỉnh đã có những giải pháp kịp thời, phấn đấu đạt được chỉ tiêu đề ra.

Ngày 11.3.2022, Tổng LĐLĐ Việt Nam ban hành Công văn số 3706/TLĐ-VP về việc thực hiện chương trình 1 triệu sáng kiến, trong đó Tổng LĐLĐ chỉ đạo thực hiện tốt một trong các nội dung: “Các đơn vị tập trung quyết liệt triển khai thực hiện Chương trình trong các cấp công đoàn trực thuộc đảm bảo hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đăng ký, trong đó xác định chỉ tiêu đăng ký số lượng sáng kiến ít nhất đạt 10% tổng số đoàn viên công đoàn”.

Tuy nhiên, đến nay số lượng sáng kiến đăng ký của LĐLĐ tỉnh Điện Biên chưa đạt tỷ lệ 10% cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ theo hướng dẫn của Tổng LĐLĐVN (cụ thể còn thiếu so với chỉ tiêu phải thực hiện là 594 sáng kiến) trong đó kế hoạch của LĐLĐ tỉnh đăng ký 2.500 sáng kiến (giai đoạn 1: từ 24.1 đến tháng 5.2022 là 1.000 sáng kiến; giai đoạn 2: từ tháng 6.2022 – 9.2023 là 1.500 sáng kiến).

Ông Lê Thanh Hà - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Điện Biên cho biết, LĐLĐ tỉnh đã ban hành hướng dẫn số 03/HD-LĐLĐ về Hưởng ứng Chương trình "1 triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch COVID-19” tới các cấp công đoàn.

Để chương trình 1 triệu sáng kiến có hiệu quả, theo ông Lê Thanh Hà, cần đề cao vai trò người đứng đầu các cấp công đoàn trong việc triển khai, từ xây dựng triển khai chương trình, chủ động, sáng tạo.

Ngoài ra, LĐLĐ tỉnh đã đưa ra các giải pháp thực hiện như: Ký kết chương trình phối hợp giữa công đoàn cơ sở với thủ trưởng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Trong đó, có các điều khoản tạo điều kiện thuận lợi cho đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có thời gian, môi trường nghiên cứu, sáng tạo, điều kiện cơ sở vật chất thực hành, ứng dụng sáng kiến; có cơ chế khuyến khích tinh thần, khen thưởng vật chất tương xứng với giá trị làm lợi mang lại, ưu tiên điều kiện nâng lương, nâng bậc, quy hoạch, bổ nhiệm chức vụ, vị trí công tác cao hơn… cho tác giả sáng kiến có hiệu quả.

Công đoàn cơ sở nên thành lập Tổ hỗ trợ sáng kiến giúp đoàn viên, người lao động hiện thực hóa ý tưởng, sáng kiến, hướng dẫn viết báo cáo sáng kiến và các thủ tục tham gia chương trình.

Công đoàn các cấp nghiên cứu, cụ thể hóa và lựa chọn các giải pháp phù hợp với với điều kiện thực tiễn của địa phương, ngành, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; định hướng chỉ tiêu phấn đấu cho từng nhóm đối tượng, từng giai đoạn, từng lĩnh vực đảm bảo hoàn thành mục tiêu “1 triệu sáng kiến” chung của chương trình.

Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở cử 1 cán bộ trực tiếp thường xuyên theo dõi, cập nhập sáng kiến, trợ giúp CĐCS cấp mình quản lý cập nhập sáng kiến. Trên cơ sở chỉ tiêu cụ thể của từng giai đoạn, các cấp công đoàn đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu được giao đồng thời có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện, báo cáo kết quả về LĐLĐ tỉnh.

Nội dung thực hiện Chương trình 1 triệu sáng kiến là một trong các chỉ tiêu đánh giá thi đua trong năm 2022 - 2023 của các cấp Công đoàn và các khối thi đua LĐLĐ huyện và Công đoàn ngành. Công đoàn cơ sở thành lập Tổ hỗ trợ sáng kiến giúp đoàn viên, người lao động hiện thực hóa ý tưởng, sáng kiến, hướng dẫn viết báo cáo sáng kiến và các thủ tục tham gia Chương trình.

Tính đến ngày 12.5, LĐLĐ tỉnh Điện Biên có 396 sáng kiến, trong đó hợp lệ 136, đang xem xét 260.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn