MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Công đoàn Đồng Nai hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho công nhân lao động khu vực bị cách ly, phong toả. Ảnh: Hà Anh Chiến

Giải quyết vướng mắc của NLĐ về hỗ trợ ngừng việc và bảo hiểm thất nghiệp

HÀ ANH CHIẾN LDO | 30/08/2021 15:46

Ngày 30.8, ông Tăng Quốc Lập - Phó chủ tịch LĐLĐ tỉnh Đồng Nai, cho biết đã kiến nghị các ngành chức năng tỉnh Đồng Nai giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc của người lao động hiện nay về vấn đề hỗ trợ công nhân, người lao động ngừng việc và đăng ký bảo hiểm thất nghiệp.

Vấn đề hỗ trợ công nhân, người lao động ngừng việc căn cứ theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 8015/KH-UBND của UBND tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên, Nghị quyết 68, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg không đề cập chi tiết nên các địa phương không tiếp nhận giải quyết hỗ trợ công nhân, người lao động ngừng việc ở các doanh nghiệp đang thực hiện sản xuất "3 tại chỗ".

Trên thực tế, nhiều công nhân, người lao động vì nhiều điều kiện khác nhau nên không thể tham gia "3 tại chỗ" nên phải ngừng việc theo khoản 3 điều 99 Bộ Luật Lao Động. Và thời gian ngừng việc kéo dài nên họ đủ điều kiện được hưởng gói hỗ trợ này. 

Ngày 25.8, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐBTXH) đã có văn bản gửi Sở LĐTBXH tỉnh Đồng Nai, nêu rõ nội dung này, nên các doanh nghiệp và người lao động đã kiến nghị giải quyết, đề nghị Sở LĐTBXH có văn bản hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện.

Ngoài ra, về vấn đề đăng ký Bảo hiểm thất nghiệp, theo quy định, phải đăng ký trong vòng 3 tháng từ khi thôi việc. Hiện nay, bên Bảo hiểm xã hội, Trung tâm giới thiệu việc làm đã có quy trình tiếp nhận hồ sơ qua bưu điện hoặc đăng ký trực tuyến. Nhưng vấn đề vướng mắc hiện nay là công nhân, lao động không thể đến Công ty để nhận Quyết định thôi việc và tờ rời của Bảo hiểm xã hội (do nơi ở bị phong tỏa không thể đi ra ngoài, hoặc doanh nghiệp đã ngừng hoạt động). 

Do đó, Liên đoàn Lao động tỉnh đề nghị Sở LĐTBXH tỉnh Đồng Nai (cơ quan tiếp nhận đăng ký Bảo hiểm thất nghiệp) có hướng xử lý để hỗ trợ người lao động.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn