MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Đại diện lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Ninh Bình tặng Cờ thi đua cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đia yêu nước năm 2023. Ảnh: Nguyễn Trường

Đổi mới nội dung, phương thức tổ chức các phong trào thi đua

NGUYỄN TRƯỜNG LDO | 05/03/2024 19:49

Một trong những giải pháp được Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh Ninh Bình đưa ra để nâng cao hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) đó là đổi mới nội dung, phương thức tổ chức các phong trào thi đua và công tác xét, đề nghị khen thưởng.

Ngày 5.3, LĐLĐ tỉnh tổ chức hội nghị phát động thi đua yêu nước trong CNVCLĐ trên địa bàn tỉnh năm 2023.

Theo đó, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh Ninh Bình đề nghị các cấp công đoàn trên địa bàn tỉnh tổ chức phát động phong trào thi đua trong CNVCLĐ theo 2 đợt.

Đợt 1 từ ngày 1.1 - 31.7.2024, thi đua chào mừng các sự kiện, ngày lễ lớn của đất nước, kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đợt 2, từ ngày 1.8 - 31.12.2024, thi đua cao điểm hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024.

Ông Dương Đức Khanh - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Ninh Bình cho biết, một trong những giải pháp mà Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh Ninh Bình đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả của các phong trào thi đua yêu nước trong CNVCLĐ trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Đó là đổi mới nội dung, phương thức tổ chức các phong trào thi đua và công tác xét, đề nghị khen thưởng.

Tiếp tục quán triệt sâu sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua khen thưởng, các nội dung chỉ thị 34-CT/TW, Luật thi đua khen thưởng, Nghị quyết 07/NQ-TLĐ ngày 15.1.2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành, quy chế khen thưởng của tổ chức Công đoàn để thống nhất trong tổ chức thực hiện.

Tổ chức các phong trào thi đua yêu nước theo hướng thiết thực hiệu quả chào mừng các ngày lễ lớn, sự kiện trọng đại của địa phương, đất nước, đặc biệt là chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam.

Nâng cao nhận thức của các cấp Công đoàn và cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ về ý nghĩa của phong trào thi đua, làm cho phong trào thi đua thực sự trở thành ý thức tự giác, trách nhiệm và thường xuyên của từng cấp, từng ngành, từng đơn vị và cá nhân.

Chủ động tham mưu, đề xuất, tranh thủ sự chỉ đạo của các cấp ủy đảng, sự giúp đỡ, phối hợp của chính quyền chuyên môn và người sử dụng lao động để phát động, ký giao ước thi đua và tổ chức thực hiện các phong trào thi đua, tạo khí thế sôi nổi ở các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị.

"Các phong trào thi đua phải bám sát nhiệm vụ chính trị, thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của từng ngành bảo đảm thiết thực, hiệu quả. Chỉ phát động, triển khai phong trào thi đua khi đã xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu, nội dung, biện pháp, đối tượng tham gia. Đồng thời, đổi mới nội dung, cách thức tổ chức các phong trào thi đua yêu nước theo hướng đa dạng hóa các hình thức thi đua, tăng tính chủ động, sáng tạo của địa phương, ngành, đơn vị" - ông Khanh cho hay.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn