MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Ông Phạm Việt Dũng - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên trao hỗ trợ cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: CĐTN

Đẩy mạnh thu kinh phí công đoàn qua tài khoản của Tổng LĐLĐVN

Phương Hảo LDO | 26/08/2022 10:26

Thái Nguyên - Để khai thác triệt các nguồn thu và phục vụ có hiệu quả các hoạt động công đoàn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, các cấp công đoàn trong tỉnh đã thực hiện đồng bộ các giải pháp trong công tác thu kinh phí công đoàn (KPCĐ), đặc biệt là thu kinh phí khối sản xuất kinh doanh qua tài khoản của Tổng LĐLĐVN.  

Ông Phạm Việt Dũng - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên cho biết, LĐLĐ tỉnh đang quản lý trực tiếp 312 CĐCS doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Hiện nay 110 doanh nghiệp đã thực hiện kê khai thông tin lên hệ thống phần mềm thu kinh phí tự động. 

Theo LĐLĐ tỉnh, công tác thu KPCĐ ở doanh nghiệp qua tài khoản của Tổng LĐLĐVN vẫn còn nhiều khó khăn. Nguyên nhân của tình trạng khó thu KPCĐ một phần là do một số doanh nghiệp trên địa bàn gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong một vài năm trở đây khi dịch COVID-19 ảnh hưởng sâu rộng tới hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD), một số chủ doanh nghiệp chưa nhận thức đúng về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi cho người lao động khi đơn vị thực hiện đóng KPCĐ, nhiều đơn vị không muốn thay đổi phương pháp trích nộp 2% KPCĐ,…

Để tháo gỡ những khó khăn trong công tác thu KPCĐ khối SXKD qua tài khoản của Tổng LĐLĐVN, LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên đã thành lập các đoàn công tác, trực tiếp làm việc với chủ doanh nghiệp, tuyên truyền, vận động, lắng nghe những khó khăn, giải đáp những băn khoăn thắc mắc, đồng thời hỗ trợ CĐCS và doanh nghiệp các thủ tục đăng nhập hệ thống. Thông qua buổi làm việc, các đơn vị đã nhận thức đầy đủ hơn sự tiện ích, khoa học khi đóng nộp KPCĐ theo hình thức trên và cam kết thực hiện.

Thời gian tới, để giải quyết những khó khăn trong việc thu KPCĐ 2% qua tài khoản thu của Tổng LĐLĐVN, góp phần chăm lo, bảo vệ kịp thời, tốt hơn cho đoàn viên, người lao động. 

Các cấp công đoàn cần tích cực vận động, tuyên truyền đến chủ doanh nghiệp về trách nhiệm đóng KPCĐ theo quy định của pháp luật và phương pháp đóng nộp kinh phí theo chuyển đổi số. Gặp gỡ, trao đổi và làm việc với lãnh đạo doanh nghiệp, tạo sự thiện cảm và đồng cảm, từng bước tháo gỡ khó khăn trong thu KPCĐ.

Tổ chức nhiều hơn nữa các hoạt động thiết thực chăm lo tới đời sống vật chất và tinh thần của người lao động, để doanh nghiệp cũng như người lao động thấy được hoạt động của tổ chức công đoàn đóng góp quan trọng trong xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn đinh, tiến bộ tại doanh nghiệp; tổ chức các lớp tập huấn về tài chính công đoàn cho CĐCS và mời người sử dụng lao động, kế toán đơn vị dự để tuyên truyền, vận động, cung cấp văn bản tài liệu về trích nộp kinh phí công đoàn…;

Thực hiện tốt công tác công khai minh bạch các nguồn thu, chi của các cấp công đoàn theo quy định, tạo sự tin tưởng của đoàn viên, doanh nghiệp khi trích nộp kinh phí, đoàn phí.

Phối hợp với cơ quan thuế, BHXH và các cơ quan, ban ngành tổ chức thanh, kiểm tra khi doanh nghiệp có dấu hiệu lẩn tránh việc đóng KPCĐ và bằng các biện pháp vận động, thuyết phục mà không đem lại hiệu quả; phối hợp với Ngân hàng Vietinbank và Agribank tạo điều kiện các CĐCS thực hiện việc mở tài khoản và giao dịch được thuận lợi, hạn chế các lỗi phát sinh.

Khen thưởng kịp thời những tập thể và cá nhân có nhiều đóng góp trong công tác trích nộp kinh phí, đoàn phí công đoàn, trích nộp đủ, kịp thời, đúng quy định. 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn