MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Công đoàn Hà Nội ưu tiên truyền thông bình đẳng giới tại địa bàn nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất. Ảnh: CĐN

Truyền thông về bình đẳng giới ưu tiên các nhà máy, khu công nghiệp

Kiều Vũ LDO | 17/01/2022 09:32

Thực hiện Quyết định số 1790/QĐ-TTg ngày 23.10.2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030; Kế hoạch số 331/KH-UBND ngày 31.12.2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc thực hiện Chương trình Truyền thông về bình đẳng giới trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình Truyền thông về bình đẳng giới trong công nhân viên chức lao động đến năm 2030.

Mục đích và yêu cầu đặt ra là triển khai hiệu quả công tác truyền thông về bình đẳng giới; tạo chuyển biến, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp Công đoàn trong thực hiện bình đẳng giới, thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện để phụ nữ và nam giới tham gia, thụ hưởng bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Việc tổ chức các hoạt động phải thiết thực, hiệu quả, lồng ghép với các sự kiện khác tạo hiệu ứng truyền thông trong công nhân viên chức lao động.

Một trong các nhiệm vụ, giải pháp là đa dạng hóa các hoạt động truyền thông trực tiếp, gián tiếp phù hợp với - từng đối tượng công nhân viên chức lao động, chú trọng hoạt động tuyên truyền trực tiếp trong đó ưu tiên địa bàn có các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp và chế xuất, có đông công nhân lao động, còn tồn tại định kiến giới, vùng bị dịch bệnh, thiên tại. Huy động sự tham gia của người có uy tín, nam giới, thanh thiếu niên tham gia thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới.

Đổi mới về hình thức và phương thức truyền thông, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, đa dạng các loại hình trong công tác truyền thông về bình đẳng giới. Chú trọng đưa thông điệp bình đẳng giới vào các sản phẩm truyền thông phù hợp, sáng tạo, hiệu quả và có tính lan tỏa tốt.

Đẩy mạnh xã hội hóa công tác truyền thông, huy động nguồn lực, tổ chức, phương tiện kỹ thuật và sự tham gia, hưởng ứng của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, đặc biệt là lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan, những người có uy tín và ảnh hưởng lớn trong xã hội.

Nghiên cứu lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong quá trình tham gia xây dựng và giám sát, phản biện xã hội việc thực hiện chính sách pháp luật đối với lao động nữ và bình đẳng giới.

Tăng cường hiệu quả hoạt động Công đoàn trong thương lượng, đàm phán với người sử dụng lao động về các chính sách liên quan đến công tác bình đẳng giới, chăm lo tốt hơn cho nữ công nhân viên chức lao động. Tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách liên quan đến lao động nữ.

Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, lãnh đạo công đoàn các cấp và cán bộ Công đoàn phụ trách công tác nữ công về bình đẳng giới. Định kỳ tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ Công đoàn, cán bộ phụ trách công tác nữ công về giới, bình đẳng giới, lồng ghép giới trong hoạt động Công đoàn.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn