MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Ông Nguyễn Văn Tài- Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường- Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì hội thảo. Ảnh: Thùy Linh

Bị tận diệt bằng lưới, súng săn, quần thể chim di cư suy giảm nghiêm trọng

Thùy Linh LDO | 27/05/2022 11:20

Hoạt động săn bắt, tận diệt bằng lưới, súng săn, đã tiếp tay cho các nhà hàng buôn bán, tiêu thụ chim hoang dã trái pháp luật. Đây cũng là hành vi tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh, mất cân bằng đa dạng sinh học, đe dọa sự phát triển bền vững của Việt Nam và thế giới. 

Sáng 27.5, Tổng cục Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội thảo tăng cường bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư. 

Tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Tài - Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết: "Mặc dù có nhiều nỗ lực, nhưng vài năm trở lại đây, quần thể chim di cư đang suy giảm nghiêm trọng tại Việt Nam nói riêng và nhiều nước châu Á nói chung.

Nguyên nhân là do sự phát triển nhanh chóng xuyên suốt châu Á đã dẫn đến việc mất đi một khu vực rộng lớn các vùng đất ngập nước ven biển và tình trạng săn bắn, bẫy bắt trái phép các loài chim". 

Hoạt động săn bắt, tận diệt bằng lưới, súng săn, đã tiếp tay cho các nhà hàng buôn bán, tiêu thụ chim hoang dã trái pháp luật. Đây cũng là hành vi tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh, mất cân bằng đa dạng sinh học, đe dọa sự phát triển bền vững của Việt Nam và thế giới. 

Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng nêu thực trạng săn bắt, buôn bán chim hoang dã, di cư tại hội thảo. Ảnh: Thùy Linh

Ông Nguyễn Văn Tài cho biết: Việt Nam đã và đang tăng cường nhiều nỗ lực để bảo tồn các loài chim hoang dã, chim di cư. Mới đây, ngày 17.5.2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 4/CT-TTg về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam. Theo đó, Thủ tướng đã giao trách nhiệm cho các Bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để tăng cường bảo tồn các loài chim hoang dã, chim di cư. 

"Chim di cư được coi là loài động vật chỉ thị cho môi trường, đặc biệt là các hệ sinh thái ngập nước. Việc bảo tồn, bảo vệ các loài chim hoang dã, di cư là nhiệm vụ cấp thiết, đảm bảo một hệ sinh thái khỏe mạnh, góp phần bảo tồn quần thể chim di cư trong khu vực và trên thế giới, không chỉ riêng ở Việt Nam"- ông Tài cho hay. 

Tại hội thảo, các chuyên gia đến từ nhiều tổ chức bảo vệ môi trường, Cục Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học... đã phân tích rõ hiện trạng và giá trị các loài chim di cư trong khu vực, nêu thực trạng săn bắt, buôn bán chim hoang dã, di cư tại Việt Nam cũng như nỗ lực bảo tồn chim hoang dã tại Việt Nam hiện nay. 

Bà Hoàng Thị Thanh Nhàn, Phó Cục trưởng Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học đánh giá rất cao những đóng góp của các nhà báo điều tra trong việc nhập vai điều tra, phản ánh thực trạng săn bắn, giết hại, kinh doanh trái phép các loài chim hoang dã, chim di cư. Những khuyến nghị của các nhà báo gửi đến cơ quan chức năng đã đóng góp tiếng nói quan trọng để Thủ tướng Chính phủ cân nhắc Ban hành chỉ thị về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam. 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn