MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Cận Giáng sinh, chất lượng không khí ở Hà Nội và TPHCM ở ngưỡng nào?

Nguyễn Hà LDO | 22/12/2019 11:27

Sau nhiều ngày chỉ số chất lượng không khí ở ngưỡng xấu, rất xấu, sáng nay (22.12), các ứng dụng cho thấy chất lượng không khí Hà Nội đang ở ngưỡng bình thường.

Cổng thông tin quan trắc môi trường của UBND TP. Hà Nội cho thấy, nhiều điểm quan trắc chất lượng không khí cho chỉ số AQI ở ngưỡng màu vàng, đặc biệt có 2 điểm ở ngưỡng xanh - chất lượng không khí không ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Thông qua Cổng thông tin quan trắc môi trường của UBND TP. Hà Nội mức chỉ số trung bình đã đạt ngưỡng vàng, 3 điểm ở ngưỡng xanh. Ảnh: moitruongthudo.vn. 

Cụ thể, số liệu được cập nhật đến 9h sáng ngày 22.12 như sau: Điểm đo Hoàn Kiếm: 68; Điểm đo Thành Công: 69; Điểm đo Tân Mai: 51; Điểm đo Kim Liên: 48 (chỉ số ở ngưỡng xanh - không ảnh hưởng đến sức khoẻ - PV);  Điểm đo Phạm Văn Đồng: 81; Điểm đo Tây Mỗ: 59; Điểm đo Mỹ Đình: 56; Điểm đo Hàng Đậu: 90; Điểm đo Chi cục bảo vệ môi trường: 53; Điểm đo Minh Khai – Bắc Từ Liêm: 59; Điểm đo Đại sứ quán Pháp: 43 (chỉ số ở ngưỡng xanh - không ảnh hưởng đến sức khoẻ - PV).

Ứng dụng Airvisual cũng cho chỉ số chất lượng không khí của Hà Nội ở mức 54 - ngưỡng màu vàng. Ứng dụng PAM Ari  tương tự với nhiều điểm ngưỡng vàng.

Trong khi chất lượng không khí ở Hà Nội đã trở lại ngưỡng bình thường, thì ứng dụng Airvisual lại xếp TP. Hồ Chí Minh là thành phố ô nhiễm thứ 10 thế giới với chỉ số AQI là 164.

TP. Hồ Chí Minh lọt top 10 ô nhiễm nhất thế giới theo ứng dụng Arivisual. 

Trước đó, chiều 19.12, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp với các Bộ ngành liên quan đến vấn đề ô nhiễm không khí ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các thành phố lớn trong thời gian vừa qua.

Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, các Bộ ngành đã phân tích và nhận diện được các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí.

Cụ thể, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh nhận định nguyên nhân lớn nhất là do sự gia tăng nhanh chóng của các phương tiện giao thông. 

Thứ 2 là do Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đang trở thành một “đại công trường”, mật độ xây dựng lớn, chất thải, khí thải từ các công trình phát tán ra môi trường lớn. Thứ 3 là do tại 2 thành phố có số lượng các nhà máy ven đô tăng nhanh.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn