MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Đà Nẵng nhân rộng những dự án môi trường hiệu quả. Ảnh: Thuỳ Trang

Đà Nẵng nhân rộng những dự án môi trường hiệu quả

THUỲ TRANG LDO | 16/12/2022 15:23

Đà Nẵng - Với những kết quả đạt được sau khi triển khai đề án thành phố môi trường, Đà Nẵng đang có kế hoạch nhân rộng những mô hình hiệu quả.

Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng vừa có báo cáo đánh giá kết quả phát triển khai đề án “Xây dựng Đà Nẵng - Thành phố môi trường” giai đoạn 2021-2022 và kế hoạch xây dựng năm 2023.

Đề án “Xây dựng Đà Nẵng - Thành phố môi trường” giai đoạn 2021 – 2022 bao gồm nhóm hoạt động phòng ngừa và kiểm tra giám sát ô nhiễm. Đà Nẵng đã hỗ trợ 10 đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn về ứng dụng máy móc thiết bị; lắp đặt và vận hành giao thông công nghệ 1 Trạm xử lý nước thải quy mô nhỏ trên địa bàn huyện Hoà Vang; triển khai áp dụng 3 mô hình quản lý năng lượng ISO 50001: 2018 cho các cơ sở sử dụng năng lượng quan trọng. 

Ở nhóm tiêu chí cải thiện môi trường, trong giai đoạn 2021-2022, các đơn vị, sở, ngành tại Đà Nẵng đã tuần tra, thanh tra và xử phạt về hoạt động vi phạm môi trường tại Âu thuyền Thọ Quang với số tiền 420 triệu đồng; lắp đặt 74 camera giám sát, quản lý và xử lý các hành vi xả rác, nước thải tại khu vực này và chợ cá Thọ Quang; di dời 829 bè nuôi cá, nghêu; hoàn thành và vận hành vận tải khai thác hạng mục trạm trung chuyển rác thải tại Lê Thanh Nghị và Sơn Trà. 

Đặc biệt, về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, các địa phương tại Đà Nẵng đã có những kết quả đáng chú ý trong công tác khoanh vùng nuôi tái sinh rừng được mở rộng, đảm bảo duy trì diện tích đất được bảo vệ và duy trì đa dạng sinh học; hoạt động kiểm tra truy quét tại rừng ở huyện Hoà Vang, quận Liên Chiểu được duy trì thường xuyên với 266 đợt, phá hủy 423 bẫy động vật, ngăn chặn việc khai thác gỗ ở khu vực giáp ranh tỉnh Thừa Thiên Huế…

Đà Nẵng cũng đã huy động được hơn 100.000 lượt người/năm tham gia các hoạt động ra quân bảo vệ môi trường và phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.

Ông Nguyễn Khắc Hùng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng, đơn vị đang đồng hành cùng Đà Nẵng một số dự án về môi trường đánh giá cao đề án của thành phố. Chưa có địa phương nào có một đề án mang tính tổng thể với sự tham gia của nhiều địa phương, cấm ngành, đoàn thể. 

“Với nguồn kinh phí không nhiều nhưng khi Đà Nẵng triển khai được các hoạt động bảo vệ môi trường như tại Âu thuyền Thọ Quang sẽ tạo tiền đề cho các hoạt động về sau. Tôi đề xuất thành phố nên nhân rộng các bài học tốt từ các dự án mang lại hiệu quả, ví dụ như chỉ số môi trường. Đà Nẵng là đơn vị xây dựng đầu tiên được xây dựng thì cần phải thúc đẩy để phát triển tại quận 7. Việc tái sử dụng nước doanh nghiệp cũng là một giải pháp rất hay” – ông Hùng chia sẻ.

Đồng quan điểm này, ông Võ Nguyên Chương - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết, là đơn vị thực hiện đề án, Sở đang tranh thủ mọi nguồn lực để tiếp tục các dự án như: Tái dụng nước, đánh giá lưu lượng nước giải quyết... tại các quận, huyện và các doanh nghiệp.

“Các tổ chức quốc tế khi lựa chọn Đà Nẵng phát triển khai thác các dự án môi trường là do sự cam kết và đến cùng của các địa phương. Điều này sẽ giúp cho những dự án môi trường dù đã hết nguồn vốn hay các tổ chức Rút lui thì người dân và địa phương vẫn tiếp tục hoạt động bằng nhiều cách. Đề án xây dựng thành phố môi trường cũng vậy, số tiền cho các hoạt động hằng năm không lớn nhưng đó là nguồn “vốn mồi” để các đơn vị có thể phát triển khai thác các hoạt động nâng cao nhận thức cho cộng đồng trong thời gian sau này” – ông Chương nói. 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn