MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Hà Nội: Dịch COVID-19 và nỗi lo gia tăng rác thải nhựa

PHẠM ĐÔNG LDO | 29/05/2021 12:12

Đại dịch COVID-19 đang có những diễn biến phức tạp khiến người dân Hà Nội chuyển sang mua hàng về nhà hoặc mua sắm trực tuyến nhiều hơn để hạn chế tụ tập đông người. Điều này đã làm cho số lượng rác thải nhựa từ những đồ ăn gia tăng.

Theo ước tính, tổng khối lượng chất thải sinh hoạt hiện nay được tiếp nhận, xử lý hàng ngày trên địa bàn TP. Hà Nội khoảng 6.500 tấn/ngày đêm (tổng khối lượng phát sinh ước tính khoảng 7.000 tấn/ngày) tập trung tại 2 khu xử lý chất thải Nam Sơn (Sóc Sơn). Khoảng 5.000 tấn/ngày đêm và khu xử lý chất thải Xuân Sơn (thị xã Sơn Tây) khoảng 1.500 tấn/ngày đêm.

Các hàng quán chuyển sang chỉ được bán mang về khiến rác thải nhựa thải ra môi trường ngày càng lớn. Ảnh: Đức Văn

Anh Nguyễn Ngọc Duy (27 tuổi, trú tại Ba Đình, Hà Nội) cho biết: "Thời điểm dịch bệnh này đã thay đổi rất lớn thói quen tiêu dùng của tôi. Nếu như bình thường tôi sẽ đến các quán ăn nhưng giờ mình ngồi nhà đặt Grab và người ta giao hàng tới. Và tất nhiên họ chỉ sử dụng bao bì nhựa thôi. Rác thải nhựa trong nhà mình cứ thế tăng và tăng lên rất nhiều".

Việc chỉ bán mang về làm ra tăng số lượng rác thải nhựa ra môi trường. Ảnh: Đức Văn

Theo bà Trần Thị Dung (57 tuổi) chủ một chủ quán ăn trên phố Tống Duy Tân (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết, khách đến mua hoặc người giao hàng tới nhưng ít người mang theo hộp đựng của mình nên cửa hàng phải có hộp đựng cho khách. Tuy nhiên, cửa hàng cũng khuyến khích người mua hàng lần sau cố gắng tái sử dụng những hộp và túi nilong vào mục đích khác để hạn chế rách thải ra môi trường.

Nói về vấn đề này, GS.TS Đặng Kim Chi – Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam cho rằng, đồ nhựa dùng một lần tiện lợi lại rẻ nhưng các sản phẩm này lại tạo nên các loại rác không được tái chế, không thể tiêu hủy trong vài trăm năm.

Rác thải nhựa chất động gây khó khăn trong việc xử lý. Ảnh: Đức Văn

Bà Chi cũng đánh giá, đại dịch COVID–19 đang kéo theo sự gia tăng nhanh chóng của rác thải y tế, những sản phẩm làm từ nhựa phục vụ phòng, chống, xét nghiệm và chữa bệnh tăng vọt. Thực tế cho thấy trên địa bàn Hà Nội, tại các khu cách ly tập trung, bệnh viện, cơ sở y tế hay là ở các hộ gia đình việc sử dụng những sản phẩm phòng chống dịch như khẩu trang, găng tay, tấm che giọt bắn và áo bảo hộ là thường xuyên. Khối lượng gia tăng của các loại rác thải này cũng là gánh nặng trong công tác xử lý.

Theo báo của Sở Y tế Hà Nội tổng khối lượng chất thải y tế phát sinh khoảng 26.531kg/ngày (trong đó chất thải nguy hại khoảng 7.457kg/ngày, chất thải thông thường khoảng 19.074kg/ngày). Tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý đạt 99%, còn 1% chưa được xử lý hiện đang được lưu giữ tạm thời tại cơ sở, do khối lượng phát sinh ít hoặc chưa tìm được đơn vị thu gom, xử lý thích hợp.

Số lượng rác thải ngày càng tăng trong những ngày dịch bệnh đang diễn biến phức tạp. Ảnh: Đức Văn

Liên quan đến vấn đề xử lý rác thải, đại diện Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) cho biết, trong thời điểm dịch, lượng rác thải sinh hoạt, rác thải nhựa từ đồ ăn sẵn và rác thải y tế tăng đột biến.

Công ty đã đẩy mạnh tăng cường, thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn, đặc biệt, tại các khu cách ly tập trung, rác sẽ được thu gom theo quy trình đặc biệt, hướng dẫn người dân phân loại rác từ khu cách ly thành 2 loại: Rác thải sinh hoạt thông thường và rác thải có nguy cơ nghi nhiễm. Hiện công ty có 3 đơn vị chuyên về xử lý chất thải y tế và chất thải nguy hại, với tình hình dịch đang diễn ra, các đơn vị vẫn đáp ứng đủ về khối lượng và chất lượng trong việc xử lý rác thải.

Với mong muốn toàn bộ người dân Việt Nam, đặc biệt là những người lao động nghèo được tiêm vaccine phòng COVID-19, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Báo Lao Động phát động Chương trình “Triệu liều vaccine cho công nhân nghèo”.

Toàn bộ kinh phí ủng hộ chương trình sẽ được chuyển tới Bộ Y tế để mua vaccine, tiêm cho công nhân, người lao động nghèo trên toàn quốc.

Mọi sự giúp đỡ, hỗ trợ chương trình “Triệu liều vaccine cho công nhân nghèo” xin gửi về Quỹ Tấm Lòng Vàng Lao Động bằng một trong các hình thức sau đây:

  1. Liên hệ trực tiếp Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động:

    Số 51 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điện thoại: 024.39232756 - 024.39232748
    Hoặc các Văn phòng đại diện Báo Lao Động trên toàn quốc.

  2. Chuyển tiền qua tài khoản:

    • STK 113000000758 tại Vietinbank, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    • STK 0021000303088 tại Vietcombank, chi nhánh Hà Nội.
    • STK 12410001122556 tại BIDV, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    • STK 1005755579 tại SHB, chi nhánh Hà Nội.
    • Số tài khoản USD 115000196228 tại Vietinbank, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    Nội dung chuyển khoản: Hỗ trợ vaccine

  3. Hỗ trợ qua Ví Momo:

    - Mở Ví Momo .
    - Chọn chương trình “Mỗi ngày một nghìn” .
    - Thực hiện theo hướng dẫn.
    - Nội dung lời nhắn: Hỗ trợ vaccine.

  4. Hoặc hỗ trợ trực tuyến: bằng cách bấm vào nút ỦNG HỘ NGAYbên dưới.

.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn