MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Hình ảnh thường thấy sau mỗi vụ gặt tại các huyện ngoại thành và vùng ven đô Hà Nội. Ảnh: PV

Hà Nội phấn đấu đến năm 2020 sẽ không còn đốt rơm rạ ngoài đồng

H.Nguyên LDO | 25/07/2019 09:49

Hà Nội đang triển khai mô hình “Thành phố không đốt rơm rạ” với mục tiêu đến năm 2020, rơm rạ không còn bị đốt bỏ sau thu hoạch. Rơm rạ sẽ được chế biến tạo ra hiệu quả kinh tế.

Theo thống kê của Sở Tài nguyên Môi trường (TNMT) Hà Nội, mỗi năm TP Hà Nội phát sinh khoảng 1 triệu tấn rơm rạ và phụ phẩm nông nghiệp nhưng việc tận dụng vào các hoạt động có ích chưa nhiều, rơm rạ vẫn bị đốt bỏ lãng phí và gây ô nhiễm môi trường.

Để khắc phục tình trạng này, Hà Nội đang triển khai mô hình “Thành phố không đốt rơm rạ” với mục tiêu đến năm 2020, rơm rạ không còn bị đốt bỏ.

Cũng theo Sở TNMT Hà Nội, hiện 20 quận, huyện, thị xã (còn trồng lúa) đã lập giải pháp hạn chế đốt rơm rạ. Tại 2 huyện Đông Anh và Đan Phượng, các xã được chọn để thí điểm mô hình “Phường, xã không đốt rơm rạ”, phát chế phẩm sinh học miễn phí cho các hộ dân xử lý rơm rạ làm phân bón, thức ăn cho gia súc. 

Trước đây, sau mỗi vụ gặt, ở khu vực ngoại thành và ven đô thường xuyên diễn ra tình trạng đốt rơm rạ gây nóng, khói mù mịt ô nhiễm, đặc biệt làm giảm tầm nhìn của người tham gia giao thông và tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ...

Theo khuyến cáo của các bác sĩ, khói bụi khi đốt rơm, rạ làm ô nhiễm không khí, gây tác hại lớn đối với sức khỏe con người. Khói do đốt rơm rạ thường cháy không thành ngọn lửa nên sinh ra rất nhiều khí CO (gọi là khí monoxide carbon). Đây là loại khí rất độc có thể gây chết người. Người hít nhiều và kéo dài có thể biến đổi cấu trúc của bộ máy hô hấp, gây dễ mắc nhiễm trùng phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi...

Luật sư Nguyễn Trung - Đoàn luật sư Hà Nội cho biết, hành vi đốt cỏ, rơm rạ gây khói bụi ô nhiễm môi trường sẽ bị xử phạt hành chính theo Khoản 2 Điều 7 Nghị định 179/2013/NĐ-CP với mức phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

TP. Hà Nội đặt ra mục tiêu đến năm 2020, Hà Nội sẽ xử lý để không còn rơm rạ đốt bỏ ngoài đồng ruộng sau thu hoạch.

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, thành phố phải cần vào cuộc quyết liệt để xử lý rơm rạ hiệu quả, biến phụ phẩm này thành sản phẩm hữu ích như mô hình sử dụng rơm rạ để trồng nấm, làm thức ăn chăn nuôi... tăng thu nhập cho người nông dân.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn