MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Vùng biển Phú Quốc. Ảnh: PV

Kinh tế biển đang trở thành động lực phát triển của địa phương, đất nước

Nguyễn Hà LDO | 12/06/2022 10:57

Sau 4 năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, Kinh tế biển, các vùng biển, ven biển đang trở thành động lực phát triển của các địa phương và đất nước. 

Sáng 12.6 tại Phú Yên, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ban Kinh tế Trung ương, Tỉnh uỷ Phú Yên đã phối hợp tổ chức Diễn đàn phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam năm 2022.

Đặc biệt coi trọng vai trò của biển

Tại diễn đàn, Bí thư Tỉnh uỷ Phú Yên Phạm Đại Dương cho biết, kinh tế biển và ven biển đóng góp tỉ lệ lớn vào tổng sản phẩm quốc nội, là nguồn thu ngoại tệ mạnh phục vụ phát triển đất nước. "Phát triển kinh tế biển nổi lên như một động lực tăng trưởng mới, bù đắp vào sự tăng trưởng chậm lại của kinh tế nội địa, đồng thời cũng là giải pháp để các quốc gia gia tăng ảnh hưởng tại các vùng biển, hải đảo, đặc biệt là các khu vực có nguồn lợi hải sản, trữ lượng tài nguyên, dầu mỏ lớn, các khu vực có tranh chấp và các khu vực có các tuyến thương mại quan trọng của thế giới" - Bí thư Tỉnh uỷ Phú Yên nhấn mạnh.

Bí thư Phú Yên phát biểu tại diễn đàn. Ảnh: Khương Trung 

Ông Trần Tuấn Anh - Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết, sau 4 năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, Kinh tế biển, các vùng biển, ven biển đang trở thành động lực phát triển của các địa phương và đất nước. Tuy nhiên, quy mô kinh tế biển còn khiêm tốn, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, môi trường biển biến đổi theo chiều hướng xấu; đa dạng sinh học biển và nguồn lợi thủy sản đang giảm sút nghiêm trọng, thiếu bền vững... 

Trưởng ban Kinh tế Trung ương cho rằng, những yếu kém xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có cả các nguyên nhân khách quan từ diễn biến cực đoan trong biến đối khí hậu toàn cầu, song chủ yếu từ những nguyên nhân chủ quan đã được nhận diện như nguồn lực để thực hiện các chủ trương, giải pháp và đặc biệt là khâu đột phá trong Nghị quyết chưa được bố trí và cân đối phù hợp; các phương thức quản lý biển mới, tiên tiến còn chậm được áp dụng..." - ông Trần Tuấn Anh cho biết.

  Ông Trần Tuấn Anh khẳng định, trong tiến trình bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệt coi trọng vai trò của biển.

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đề nghị thảo luận một số khía cạnh chủ yếu: Đánh giá, phân tích, làm rõ việc tuyên truyền, quán triệt, ban hành các chương trình/kế hoạch thực hiện Nghị quyết; Làm rõ kết quả thực hiện các mục tiêu, nhất là các chỉ tiêu tổng hợp về kinh tế biển; Đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ, giải pháp phát triển các ngành kinh tế biển...

Ra biển là thịnh vượng, ngược biển là suy tàn

Tại Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cho biết, các ngành kinh tế biển từng bước trở thành động lực cho phát triển kinh tế - xã hội: Du lịch biển đảo mang lại 70% doanh thu cho ngành du lịch cả nước. Vận tải hàng hóa đường biển đạt 85,1 triệu tấn. Đã hình thành chuỗi đô thị biển với gần 600 đô thị, chiếm khoảng 8% số lượng đô thị cả nước với dân số khoảng 19 triệu người.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân phát biểu tại diễn đàn.

"Thế kỷ XXI được xem là “Thế kỷ của đại dương”. Biển đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội cũng như vấn đề an ninh quốc gia. Kinh tế biển, các vùng biển, ven biển đang trở thành động lực phát triển đất nước hiện đóng góp khoảng 3 nghìn tỉ USD mỗi năm, tức 5% GDP của thế giới bao gồm các ngành chính là dầu khí, vận tải biển, cảng, năng lượng tái tạo, thủy sản, hệ sinh thái biển và du lịch biển. Kinh nghiệm lịch sử cho chúng ta biết: ra biển là thịnh vượng, ngược biển là suy tàn" - Thứ trưởng Lê Minh Ngân cho biết.

Tại Diễn đàn này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nhấn mạnh một số nhiệm vụ trước mắt cần tập trung thực hiện: Kiến tạo môi trường chính sách, pháp lý cho nền kinh tế biển bền vững, kinh tế xanh lam để khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên; Khẩn trương triển khai thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch liên quan đến biển và hải đảo, phát triển kinh tế biển, trọng tâm là Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050...

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn