MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Ảnh minh hoạ: Sơn Tùng.

Nắng nóng đỉnh điểm hơn 40 độ C, những mẹo vàng chống tia UV ra sao?

Thảo Anh LDO | 23/06/2020 18:27
Tránh tiếp xúc quá lâu với ánh sáng mặt trời, thoa kem chống nắng bảo vệ phổ rộng trước khi bước ra ngoài, đeo kính râm có thể lọc ít nhất 98% tia UVA và UVB... là những mẹo vàng bạn cần nhớ trong điều kiện thời tiết nắng nóng những ngày gần đây. 

Tia UV ở Hà Nội và Đà Nẵng nguy hại

Do ảnh hưởng của vùng áp thấp nóng phía Tây kết hợp với hiệu ứng phơn mạnh nên Bắc Bộ và Trung Bộ trời tiếp tục nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 37 - 40 độ C, có nơi 41 - 42 độ C. Chỉ số tia UV ở Hà Nội và Đà Nẵng có giá trị từ 9-10.

Tia UV (hay còn được gọi là tia cực tím hay tia tử ngoại)  là bức xạ điện từ có trong ánh sáng mặt trời, có bước sóng từ từ 400 nm đến 100 nm. Tia UV được chia thành ba loại như sau:

Tia UVA: vùng tia này gần với vùng ánh sáng nhìn thấy (Bước sóng 315 nm÷380 nm).

Tia UVB: vùng bức xạ này có bước sóng dài hơn tia UVA (bước sóng 280 nm÷315 nm, gây say nắng, tổn thương làm đen da).

Tia UVC: đây là vùng tia UV có năng lượng cao nhất. (tia UVC có bước sóng 100 nm÷280nm, gây ung thư da nhưng đã có tầng Ozon chặn lại. Chúng ta thường phải tiếp xúc với UVA (90%) và UVB (10%)).

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Tổ chức Khí tượng thế giới đưa ra tiêu chuẩn hóa cho tia UV để đồng nhất trên toàn thế giới. Mức độ tia UV mạnh nhất trong ngày cao nhất là vào giữa trưa.

Có 5 mức độ của tia UV được cảnh báo và mức thời gian có hại khi tiếp xúc với tia UV. Theo đó, chỉ  số UV ở mức 8 – 10 là chỉ số ở mức độ nguy cơ có ảnh hưởng rất cao. Bạn sẽ bỏng da sau 25 phút nếu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mà không có quần áo che chắn, bảo vệ da. Nguy cơ tổn hại cao. Phơi nắng liên tục từ 6 giờ trở lên mà không đeo kính tâm sẽ bị rối loạn thị giác như giảm thị lực, cảm thấy có dị vật ở trong mắt, chảy nước mắt, sợ ánh sáng.

Những mẹo vàng ngăn chặn tác hại của tia UV

- Hạn chế thời gian ở trong nắng giữa trưa: Các tia nắng mặt trời mạnh nhất trong khoảng từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong những giờ này, ngay cả trong mùa đông và đặc biệt là ở độ cao cao hơn.

- Không phơi nắng: Cháy nắng làm tăng đáng kể nguy cơ phát triển ung thư da, đặc biệt là đối với trẻ em.

- Tìm bóng râm: Bóng râm là cách bảo vệ rất tốt trong điều kiện thời tiết quá nắng nóng. 

- Sử dụng thận trọng nước, cát: Những vật liệu này phản chiếu các tia gây hại của mặt trời, có thể làm tăng khả năng bị cháy nắng.

- Mặc quần áo bảo hộ khi ở ngoài trời lâu: Mũ rộng vành có khả năng chống nắng tốt cho mắt, tai, mặt và cổ của bạn. Kính râm chống nắng đến 99 đến 100% với tia UVA và UVB, sẽ làm giảm đáng kể tổn thương mắt khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. 

- Luôn sử dụng kem chống nắng: Thoa kem chống nắng với SPF từ 30 trở lên trên tất cả vùng da tiếp xúc 20 phút trước khi ra ngoài. Áp dụng lại sau mỗi hai giờ, hoặc sau khi làm việc, bơi lội, chơi hoặc tập thể dục ngoài trời.

- Xem chỉ số UV: Chỉ số UV giúp mọi người lên kế hoạch cho các hoạt động ngoài trời. 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn