MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Tên gọi của mỗi trăng tròn được các bộ tộc châu Mỹ bản địa đặt theo thời gian bắt đầu các sự kiện, mùa vụ. Ảnh minh hoạ: Yuzuru Gima/Getty Images.

Vì sao trăng tròn sắp xuất hiện vào ngày mai gọi là "Trăng Dâu tây"?

Thảo Anh LDO | 05/06/2020 14:41
Các bộ tộc châu Mỹ bản địa không ghi lại thời gian bằng cách theo dõi ngày tháng theo lịch Julian hoặc Gregorian. Thay vào đó, các bộ lạc đã đặt cho mỗi trăng tròn một biệt danh để theo dõi các mùa và tháng âm lịch.

Theo Hội Thiên văn Nghiệp dư Hà Nội (HAS), ngày mai 6.6 sẽ có hiện tượng trăng tròn. Lúc đó, mặt trăng sẽ nằm ở vị trí đối diện mặt trời khi nhìn từ trái đất và phần hướng về phía trái đất của mặt trăng sẽ được chiếu sáng toàn bộ. Hiện tượng này diễn ra lúc 2h12 (giờ Việt Nam).

Lần trăng tròn này được những bộ tộc châu Mỹ bản địa thời xưa gọi là Trăng Dâu tây (Full Strawberry Moon). Những tên gọi khác được biết đến là Trăng Hoa hồng (Full Rose Moon) và Trăng Mật ong (Full Honey Moon).

Theo The Telegraph, trăng tròn tháng 6 là một trong 12 lần mặt trăng tròn để chiêm ngưỡng hàng năm.

Các bộ tộc châu Mỹ bản địa không ghi lại thời gian bằng cách theo dõi ngày tháng theo lịch Julian hoặc Gregorian. Thay vào đó, các bộ lạc đã đặt cho mỗi trăng tròn một biệt danh để theo dõi các mùa và tháng âm lịch.

Hầu hết các biệt danh này liên quan đến một hoạt động hoặc một sự kiện diễn ra tại thời điểm đó ở mỗi địa điểm. Bộ tộc châu Mỹ bản địa đã thông qua một số tên mặt trăng và áp dụng chúng vào hệ thống lịch của riêng họ. Đó là lý do tại sao chúng vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.

Trăng tròn ngày mai 6.6 được đặt tên là Trăng Dâu tây bởi vì nó báo hiệu khoảng thời gian thu hoạch hoa quả chín và cũng trùng với đỉnh điểm mùa thu hoạch dâu tây. 

Năm nay, đêm Trăng Dâu tây cũng sẽ xuất hiện hiện tượng ​​nguyệt thực nửa tối. Nguyệt thực nửa tối xảy ra khi Mặt Trăng đi qua vùng tối một phần của bóng Trái Đất, hay còn gọi là vùng nửa tối. Với loại nguyệt thực này, Mặt Trăng sẽ bị tối đi một chút chứ không tối đi hoàn toàn. Hiện tượng nguyệt thực nửa tối lần này sẽ quan sát được ở châu Âu, châu Phi, châu Á, châu Úc và Ấn Độ Dương.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn