MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Bác sĩ người Chăm tham gia điều trị COVID-19 trong Tháng Ramadan

Lục Tùng LDO | 15/06/2021 15:13

Bác sĩ người Chăm MouSa đã tình nguyện vào Khu cách ly y tế điều trị bệnh nhân COVID-19 ngay trong Tháng Ramadan đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm ngặt nhiều nghi thức...

"Ngày 4.5, được Giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An Giang (TP. Châu Đốc) thông báo điều động nhân sự Khoa Hồi sức tích cực đi hỗ trợ Trung tâm Y tế huyện An Phú điều trị bệnh nhân COVID-19 (BN2983, BN2984), tôi có thoáng bối rối”- BS. MouSa nhớ lại.

BS MouSa và nụ cười vui sau khi hoàn thành nhiệm vụ điều trị bệnh nhân COVID-19 và thực hiện cách ly theo quy định. Ảnh: LT

Bởi bên cạnh việc trùng với thời điểm Tháng Ramadan, còn có gia cảnh cũng hết sức đặc biệt, là lao động chính của gia đình 5 nhân khẩu. “Tuy nhiên, khi biết bệnh nhân tràn khí màn phổi, cần hồi sức tích cực, lĩnh vực chuyên môn mà mình có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng sau hơn 10 năm hành nghề, tôi đã tình nguyện tham gia” - bác sĩ MouSa chia sẻ.

BS MouSa thời gian tại khu cách ly. Ảnh: LT

“Không chỉ có tay nghề và sự nhiệt tâm để cùng nhóm thầy thuốc trong khu cách ly điều trị có hiệu quả bệnh nhân COVID-19, mà sự chấp hành và tình nguyện của bác sĩ MouSa còn mang ý nghĩa tạo ra khởi đầu suông sẻ cho việc phân công, điều động thêm 8 nhân lực tham gia vào khu cách ly sau đó”- TS.BS Lữ Văn Trạng, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An Giang, tự hào nói về đồng nghiệp của mình.

This browser does not support the video element.

TS.BS Lữ Văn Trạng, Giám đốc Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang.

Tuy nhiên để có được điều này, bác sĩ MouSa đã trải qua cuộc chiến nội tâm lý không hề đơn giản. Bởi cũng như cộng đồng người Chăm, Tháng Ramadan 2021 có ý nghĩa lớn và mang tính bắt buộc đối với bác sĩ MouSa. Theo đó, bên cạnh việc sắp xếp thời gian để hành lễ hợp lý với việc điều trị bệnh, bác sĩ MouSa còn phải thực hiện chế độ ăn uống đặc biệt nhất trong năm...

TS.BS Trần Phước Hồng, Chủ tịch Công đoàn cơ sở Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang trao đổi với nhóm thầy thuốc điều trị bệnh nhân COVID-19. Ảnh: LT

Thông thường, tín đồ Chăm Islam có chế độ ăn kiêng đặc biệt mà chỉ có người trong đạo mới thực hiện được. Chẳng hạn, nếu thức ăn được chế biến từ thịt gà, thì con gà đó phải được chính người trong đạo thực hiện nghi thức theo giáo luật trước khi giết thịt... Nếu không, thì tín đồ không được ăn.

Vào tháng Ramadan, chế độ ăn lại càng đặc biệt hơn. Do tính theo Hồi lịch (được tính theo hệ mặt trăng), nên trong tháng Ramadan, tín đồ phải thực hiện nhịn ăn suốt ngày, và chỉ được ăn khi sau khi mặt trời lặn. Vì thế, cần có bí quyết chế biến thức ăn vừa đúng theo giáo luật quy định, vừa giúp hệ tiêu hóa thích nghi sau một ngày nhịn ăn. Đây là bài toán khó cho nhà bếp cũng như lực lượng phụ trách ăn uống cho nhóm thầy thuốc trong khu cách ly. Thế nhưng, đáng quý hơn là bác sĩ MouSa lại không lấy điều đó để làm phiền đồng nghiệp.

Điều dưỡng Cao Thị Hợp (bìa trái) cùng BS MouSa và các đồng nghiệp trong làn trở lại khu cách ly y tế, sau khi đã thực hiện xong thời gian cách ly theo quy định. Ảnh: LT

Chị Cao Thị Hợp, Điều dưỡng trưởng, người được Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An Giang, phân công phụ trách ăn uống cho nhóm thầy thuốc tham gia điều trị bệnh nhân COVID-19, chia sẻ về tinh thần vì mọi người của bác sĩ MouSa.

“Ban giám đốc và Công đoàn cơ sở Bệnh viện rất quan tâm và dành nhiều mức hỗ trợ vượt quy định để hun đúc tinh thần và bồi dưỡng sức khỏe nhóm thầy thuốc. Vì vậy, nên khi biết bác sĩ MouSa đang trong Tháng Ramadan, tôi liên lạc ngay với bác sĩ MouSa về món ăn, thức uống...”- chị Hợp cho biết.

Tuy nhiên điều khiến chị Hợp ngạc nhiên là bác sĩ MouSa đã đã nhờ vợ nấu và mang vào cổng Bệnh viện, chỉ nhờ bố trí nhân viên mang vào để tránh phiền cho đồng nghiệp.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn