MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Chị Rơ Châm Alui được nhiều người gọi vui là "mẹ nuôi" của hàng trăm đứa trẻ của buôn làng. Ảnh: Lin Xong

Chuyện cô đỡ thôn bản làm "mẹ" của hàng trăm trẻ em vùng sâu

Hữu Long - Phú Phong LDO | 02/05/2020 08:00

Chị Rơ Châm Alui (SN 1987, trú làng Mrông Yố 2, xã Ia Ka, huyện Chư Pah, Gia Lai) nhiều năm nay được mọi người gọi vui là bà “mẹ” của hàng trăm đứa trẻ vùng sâu.

Mẹ chị Alui - bà Siu Hlir (SN 1949) từng làm cô đỡ thôn bản, thế nên từ lúc nhỏ, Alui đã chứng kiến không biết bao nhiêu phụ nữ trong thôn phải khổ sở trải qua những lần tự mình “vượt cạn”.

Từ cơ duyên này, chị Alui mới nhận ra rằng, chính những tập quán lỗi thời của dân tộc mình khiến không ít trường hợp sản phụ và đứa trẻ tử vong do các biến chứng trong quá trình sinh sản tại nhà.

Video tâm sự của chị Rơ Châm Alui về nghề cô đơn thôn bản

Vào năm 2005, chị Alui đăng ký được nhà nước tạo điều kiện cho đi học chuyên môn “cô đỡ thôn bản” trong thời gian 6 tháng tại Bệnh viện Từ Dũ, TP. Hồ Chí Minh.

Hoàn thành khóa đào tạo, Alui trở về quê hương bắt tay vào công việc mà mình đã chọn.

Kể về khoảng thời gian bắt đầu công việc, Alui nhớ lại: “Đặc thù địa phương nơi mình sinh sống, chủ yếu là người dân tộc thiểu số nên nhận thức còn nhiều hạn chế".

Sinh đẻ nhiều nhưng đa phần, lúc người mẹ lâm bồn, người chồng sẽ là người ở bên hỗ trợ và tự sinh chứ không đưa đến trạm xá...

Trăn trở với các hủ tục này, Alui nhiều lần đi bộ đến để tuyên truyền để người dân tiếp cận nền y tế hiện đại.

Việc thuyết phục người dân bỏ đi các hủ tục là một việc làm khó khăn, người đi tuyên truyền bị mắng chửi là chuyện bình thường.

Lâu dần, chị Alui cứ miệt mài, áp dụng nhiều hình thức phong phú và mô hình thực tế, nhiều người dân hiểu ra, thay đổi hành vi xấu, bỏ dần các hủ tục.

Cứ thế, đến nay chị Alui đã đỡ đẻ cho hàng trăm ca và được gọi vui là  “mẹ” của hàng trăm đứa trẻ của buôn làng.

“Mới đầu làm công việc này khó lắm, chỉ được một vài người nghe theo, nhiều người không dám cho mình đỡ đẻ vì quen tập quán cũ" - chị Alui kể lại.

Có trường hợp, mang thai gần đến ngày sinh vẫn đi làm nương rẫy, rồi đẻ “rơi”, tự sinh chứ không có người đỡ.

Bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, chị Alui cũng được sự ủng hộ của già làng, mình cùng các chị trong hội phụ nữ tuyên truyền đến bà con trong thôn bản về cách chăm sóc trẻ, không sinh đẻ tại nhà, thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Đến nay, thôn bản đã khác xưa nhiều, hạn chế được việc phụ nữ sinh con tại nhà, ngày càng nhiều em bé chào đời khỏe mạnh.

Trong suốt 15 năm tham gia hoạt động y tế thôn và làm cô đỡ thôn bản, dù khó khăn đến mấy Alui vẫn quyết tâm kiên trì đến cùng với công việc của mình, không vì khó mà không giúp những người phụ nữ, những đứa trẻ cần chị.

Vai trò của cô đỡ thôn bản đối với vùng sâu, vùng đồng bằng khó khăn là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên hiện nay, các chế độ đãi ngộ còn quá thấp nên ngoài công việc chuyên môn, chị Alui cũng như các cô đỡ thôn bản khác vẫn phải đi làm nương rẫy, tăng gia sản xuất để duy trì cuộc sống gia đình.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn