MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Cha mẹ cần lưu ý những thương tích ở trẻ do té ngã, bỏng, vết cắt... Ảnh: Thinkstock

4 trường hợp thương tích ở trẻ mà cha mẹ cần lưu ý

Như Ý (Theo The Indian Express) LDO | 26/06/2022 17:00

Trẻ em trong quá trình năng động, vui chơi không thể tránh khỏi những va đập, thương tích. Dưới đây là những thương tích ở trẻ mà cha mẹ cần lưu ý.

Ngã

Ngã là nguyên nhân hàng đầu gây thương tích ở trẻ trong mọi lứa tuổi. Đặc biệt là trẻ mới biết đi, do không kiểm soát được và giữ thăng bằng nên rất hay bị ngã. Mặc dù hầu hết các chấn thương do té ngã không quá nghiêm trọng. Nhưng nếu con có các dấu hiệu như khó thở, gãy xương, chảy máu nhiều, sưng tấy, buồn nôn, mất ý thức hoặc mất trí nhớ sau khi té ngã thì cha mẹ vẫn nên đưa con đến các trung tâm y tế để kiểm tra và trị liệu kịp thời. Khi té, trẻ bị va đập ở đầu, cổ, lưng hoặc cột sống thì phụ huynh cũng nên đưa con đi khám, đó là những vị trí nguy hiểm, có nguy cơ bị tổn thương cao.

Bỏng

Tính tò mò và ham chơi của trẻ có thể khiến trẻ không ý thức được nguy hiểm cận kề. Ví dụ như lấy chảo nóng, thọc tay vào ổ điện gây bỏng, giật điện. Bỏng nhiệt, bỏng điện, bỏng hóa chất, bức xạ và bỏng lạnh là những thương tích có thể xảy ra ở trẻ. Nếu vết bỏng đã gây ra tổn thương dưới lớp da bên ngoài hoặc gây ra mụn nước thì phụ huynh cần lưu ý chăm sóc trẻ ở mức độ đặc biệt. Nên chăm sóc vết bỏng riêng biệt nếu vết bỏng nằm ở mặt, tai, tay, chân hoặc vùng sinh dục. Trẻ có thể bị đau, kích ứng, sưng tấy, mẩn đỏ hoặc có mùi hôi, điều này cho thấy các vết thương đang có khả năng bị nhiễm trùng, phụ huynh nên đến gặp các chuyên gia y tế để có biện pháp chăm sóc phù hợp nhất.

Tình trạng da

Phát ban, thủy đậu, nổi mề đay và ban đỏ là những tình trạng da phổ biến cần được điều trị, chăm sóc cẩn thận. Cha mẹ cần chú ý đến thực phẩm dinh dưỡng hàng ngày của trẻ, môi trường sống là những nguyên nhân có thể gây ra các bệnh về da.

Vết cắt

Trong lúc vui chơi, trẻ em thường vô tình bị các vật sắc nhọn cắt vào người. Hầu hết các vết cắt đều được chữa lành sau khi đã khử trùng, băng bó tại nhà. Tuy nhiên, nếu con bạn bị chảy máu nhiều, vết cắt lớn, các bộ phận cơ thể không thể cử động được thì bạn nên đưa con đến các trung tâm y tế để tiến hành điều trị. Bạn cần phải chăm sóc vết thương của con cẩn thận, tránh nhiễm trùng.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn