MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Khi trẻ em giận dỗi, đó có thể là cách trẻ thể hiện mong muốn và yêu cầu của mình. Ảnh: Time Of Indian

5 kiểu giận dỗi của trẻ nhỏ mà cha mẹ cần biết để đối phó

Hương Lê (Theo Time Of Indian) LDO | 18/10/2022 20:00
Khi trẻ em giận dỗi, đó có thể là cách trẻ thể hiện mong muốn và yêu cầu của mình. Cha mẹ nên tham khảo bài viết để hiểu được cơn giận của con.

Những cơn giận dỗi tìm kiếm sự chú ý

Kiểu giận dỗi này chủ yếu được trẻ sử dụng khi chúng cần được cha mẹ quan tâm nhiều hơn. Nó thường phát sinh khi trẻ cảm thấy bị anh chị em của mình bỏ rơi hoặc bị lu mờ.

Là cha mẹ, chúng ta nên lưu ý đến việc bạn dành bao nhiêu thời gian cho con mình. Thay vì phản ứng với hành vi sai trái của con, hãy thử và hiểu những gì con đang làm. 

Sự cô lập thường là nguyên nhân dẫn đến hành vi tìm kiếm sự chú ý của con. Chỉ cần bạn lắng nghe con, khiến con cảm thấy an toàn và được quan tâm, thì không có lý do gì để những cảm xúc bùng nổ như vậy xảy ra.

Những cơn giận dữ liên quan đến mệt mỏi

Khi một đứa trẻ mệt mỏi, kiệt sức hoặc thất vọng, những cơn giận dữ có thể xảy ra. Đó là cách con bạn thể hiện cảm xúc của chúng. 

Thông thường, sự thất vọng ở trẻ em xảy ra khi chúng không hiểu một quy tắc nhất định nào đó do cha mẹ đặt ra hoặc không thể làm theo hướng dẫn được đưa ra cho chúng. Cha mẹ cần kiên nhẫn và phải cho trẻ ngồi xuống để giải thích từng chi tiết của chỉ thị.

Cơn giận dỗi từ chối

Giận dỗi có thể là con đang muốn từ chối một vấn đề nào đó. Ảnh: Time Of Indian 

Giống như người lớn, trẻ em cũng không nên bị ép buộc làm những điều chúng không muốn. Điều này có thể dẫn đến những cơn giận dỗi nghiêm trọng khi con từ chối làm theo những gì bạn nói với con. 

Hãy để con quyết định xem con muốn gì, điều này giúp con cảm thấy mình quan trọng.

Cơn giận dữ hủy diệt

Kiểu giận dỗi này thường xảy ra ở những nơi công cộng, trẻ hay nói và hay la hét. Tuy nhiên, điều này cũng có thể xảy ra tại nhà của bạn. 

Nhưng thay vì phản ứng, hãy đưa con ra khỏi nơi công cộng và đặt chúng ở một nơi yên tĩnh. 

Hãy để con yên, để cho con bình tĩnh và tự suy ngẫm. Ngay từ sớm, hãy dạy chúng rằng la mắng và khóc lóc sẽ không mang lại cho chúng sự quan tâm cần thiết.

Tự gây tổn hại

Đây là một trong những hình thức nổi cơn thịnh nộ nguy hiểm nhất, khi trẻ nổi cơn thịnh nộ và có hành vi tự gây tổn hại cho bản thân. 

Từ la hét, đá đến ném đồ, dường như không bao giờ có hồi kết và không thể kiểm soát được. 

Nếu con bạn có dấu hiệu như vậy, hãy ôm chúng trong vòng tay của bạn và đừng buông ra trừ khi chúng dịu đi hoặc bình tĩnh lại. Khi này đừng nói chuyện, chỉ nên im lặng cho đến lúc con nguôi ngoai hẳn hãy hỏi rõ ngọn ngành vấn đề.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn