MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

7 cách dạy con lắng nghe người khác đơn giản và hiệu quả

Hương Lê (Theo STEPTOHEALTH) LDO | 30/10/2022 11:55

Kỹ năng lắng nghe người khác rất quan trọng trong cuộc sống. Ngay từ khi con còn bé, hãy dạy con cách lắng nghe người khác, bắt đầu từ bố mẹ.

Biết lắng nghe là một trong những yếu tố quan trọng để tạo điều kiện cho sự phát triển tâm lý xã hội của trẻ em. Áp dụng thái độ này trong quá trình nuôi dạy con cái sẽ củng cố lòng tự trọng của trẻ và cũng làm tăng sức khỏe tinh thần của chúng. 

Hình thức lắng nghe này ngụ ý mức độ đồng cảm cao và cho phép kết nối sâu sắc với đối phương. Đồng thời, đó là yếu tố cơ bản để giải quyết xung đột thông qua đối thoại. Dưới đây là những lời khuyên dành cho bố mẹ để thúc đẩy khả năng lắng nghe ở trẻ:

Có định hướng tâm lý chính xác

Cha mẹ phải thực sự có ý định thực hành lắng nghe tích cực với con cái của họ. Cha mẹ không nên làm điều này chỉ vì họ cảm thấy đó là nhiệm vụ của mình. Tâm lý sẵn sàng là chìa khóa để lắng nghe đích thực. 

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể

Ngôn ngữ cơ thể rất quan trọng trong việc lắng nghe. Thông qua ngôn ngữ cơ thể, giúp bạn đôi khi không cần nói mà đối phương vẫn có thể hiểu được. Một số khía cạnh cần lưu ý như sau:

Ngồi ở tầm nhìn của đứa trẻ: Mọi thứ trôi chảy hơn nhiều nếu bạn tìm một vị trí mà đứa trẻ và cha mẹ có thể nhìn thấy nhau trực tiếp.

Thiết lập giao tiếp bằng mắt: Nhìn vào mắt người đang nói.

Thiết lập sự tiếp xúc cơ thể: Nắm tay hoặc chạm vào vai của trẻ sẽ gửi đi một thông điệp về tình cảm và sự tin tưởng.

Chú ý đến ngôn ngữ cơ thể của trẻ: Trẻ cũng giao tiếp bằng các biểu hiện và cử chỉ của mình.

Đặt câu hỏi mở

Câu hỏi mở giúp làm sáng tỏ giao tiếp cho cả người nói và người nghe. Mặt khác, những câu hỏi đóng lại hạn chế và thu hẹp cuộc trò chuyện. Bạn nên hỏi đứa trẻ những câu như sau: “Ý con là gì?”, “Con cứ nói những suy nghĩ của mình…”

Diễn giải và tóm tắt

Bạn nên diễn giải và tóm tắt lại những gì đã nói một cách tốt để hướng cuộc đối thoại theo hướng giao tiếp tích cực hơn. Cả hai công cụ đều rất hữu ích trong việc lắng nghe tích cực với con bạn.

Mỉm cười và gật đầu

Trẻ em rất nhạy cảm với nét mặt của cha mẹ. Nở nụ cười và gật đầu là một cách thừa nhận và chấp nhận những gì con bạn đang nói. 

Sự chấp thuận ngầm như vậy là nền tảng cần thiết để một đứa trẻ thể hiện một cách trung thực và tự tin những gì chúng đang nghĩ và cảm thấy.

Tránh gián đoạn và sao nhãng

Lắng nghe tích cực không thể diễn ra trong bối cảnh có sự gián đoạn hoặc mất tập trung. Nên tắt điện thoại và tập trung vào câu chuyện của cả hai.

Đừng trách móc hoặc ngắt lời

Nhiều bậc cha mẹ thường bắt đầu một cuộc trò chuyện với con cái bằng cách trách móc. Điều này là không phù hợp, sẽ chỉ làm mọi chuyện căng thẳng thêm.

Hay đôi khi con đang giải thích mà bạn ngắt lời để giảng dạy cũng không phải ý hay. Nên chờ con nói xong rồi bạn hãy nói. Làm vậy cũng sẽ cho con học được cách lắng nghe người khác.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn