MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Hãy bảo vệ trẻ trước vấn nạn bạo lực. Ảnh: Times of India

Bạo lực gia đình ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ như thế nào?

Như Ý (Theo Times of India) LDO | 12/08/2022 18:00

Việc chứng kiến cảnh cha mẹ hoặc những người thân trong gia đình đánh nhau, cãi nhau thường xuyên sẽ khiến tâm lý trẻ bị tổn thương.

Rối loạn căng thẳng

Bạo lực gia đình khiến trẻ cảm thấy cực kỳ không an toàn và từ thời thơ ấu, trẻ bắt đầu cảm thấy bất an. Trẻ thường sẽ gặp vấn đề về giấc ngủ, luôn trong tình trạng lo lắng, sợ hãi. 

Ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày của trẻ

Trẻ em chứng kiến ​​bạo lực gia đình thường không thể tập trung vào các hoạt động hàng ngày của chúng. Nhiều trẻ em không thể đến trường hay tiếp xúc với nơi đông người do căng thẳng và lo lắng. 

Có xu hướng bạo lực

Trẻ thường học tập và noi gương theo những người lớn xung quanh mình, đặc biệt là cha mẹ. Nếu thường xuyên chứng kiến cảnh bạo lực gia đình, tâm sinh lý hành vi của trẻ cũng bị ảnh hưởng. Rất có thể, trẻ sẽ học theo, trở thành người bạo lực với bạn bè, gia đình nhỏ của trẻ sau này. Tính tình của trẻ cũng sẽ trở nên hung hăng, cáu gắt. 

Ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Tâm lý bị ảnh hưởng, sức khỏe của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng theo. Luôn trong tình trạng căng thẳng dẫn đến trẻ bị mắc chứng lo âu mãn tính, trầm cảm, các vấn đề sức khỏe nhất định bao gồm bệnh tim, béo phì và tiểu đường do chế độ ăn uống kém. 

Làm sao để bảo vệ con bạn?

Nếu bạn đang chịu cảnh bạo lực gia đình, bạn cần tìm kiếm sự hỗ trợ cần thiết để thoát khỏi và có được tự do.

Hãy dạy con bạn về các mối quan hệ lành mạnh. Giáo dục họ về các hành vi độc hại là điều không nên. Giúp trẻ học cách quản lý cảm xúc của bạn thân để trẻ có những cách lành mạnh giải quyết tranh chấp trong quan hệ bạn bè.

Dạy con bạn hiểu rằng tôn trọng không gian và ý kiến ​​của mọi người là cần thiết và quan trọng. Điều này sẽ giúp họ xây dựng lòng tin về lâu dài.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn